Suy giãn tĩnh mạch chi là bệnh gì? Nguyên nhân và đối tượng mắc phải bệnh

Theo thống kê, khoảng 70% người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là nữ. Nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén, phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, may, chế biến.

Suy giãn tĩnh mạch chi là bệnh gì? 

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân phù chândị cảm kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già) chảy máu giãn lớn các tĩnh mạnh nông viêm tĩnh mạch nông huyết khối huyết khối tĩnh mạch sâu.

Suy tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều.

Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Ở Việt Nam có dự đoán bệnh sẽ gia tăng gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống. Suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính thường ít nguy hiểm nhưng sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Xác định nguyên nhân và đối tượng thường mắc phải bệnh

Theo Lương y Phạm Ngọc Khánh (Phòng khám YHCT Phước An Đường, 799 Phạm Văn Bạch, P.12, Q.Gò Vấp, TP.HCM, SĐT: 0903.982619), nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng, có thể là do khối lượng cơ thấp so với nam giới hoặc dùng giày không thích hợp.

Tuy nhiên, bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do:

Tư thế sinh hoạt, làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng... tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.  

Ngoài ra còn có thể do chế độ làm việc. Ngoài việc phải đứng nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn, người mang thai nhiều lần béo phì chế độ ăn ít chất xơvitamin cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn.

Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ công nhân chế biến thủy sản bị giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm trên 70%. Các nhà khoa học dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống.

Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già). Tuổi thọ con người ngày càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình tích tuổi trong đó có suy tĩnh mạch...

Cơ chế xuất hiện bệnh khi chúng ta đứng thẳng, máu trong tĩnh mạch phải thắng trọng lực để chảy về tim Để làm được điều này, các cơ ở chân phải ép các tĩnh mạch sâu ở chân và bàn chân. Các van trong tĩnh mạch sẽ giúp máu chảy theo một chiều lên tim Khi cơ ở chân co, các van trong tĩnh mạch sẽ mở ra. Khi cơ ở chân thả lỏng, các van sẽ đóng lại. Điều đó giúp máu không đi ngược trở lại chân. Toàn bộ tiến trình đem máu trở về tim gọi là bơm tĩnh mạch. Với phương thức hoạt động như thế, các van tạo nên hệ thống dòng chảy một chiều trong tĩnh mạch.

Khi chúng ta đi các cơ chân co lại, bơm tĩnh mạch hoạt động tốt. Nhưng khi ngồi hay đứng, nhất là một thời gian lâu, máu trong các tĩnh mạch chân sẽ ứ lại và làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Các tĩnh mạch sâu và xuyên có khả năng chịu được việc tăng áp lực một thời gian. Tuy nhiên, ở những người có yếu tố nguy cơ, tĩnh mạch nông sẽ bị kéo căng ra nếu bạn ở tư thế đứng hay ngồi lâu Việc kéo căng này đôi khi làm yếu thành tĩnh mạch và làm tổn thương các van. Khi đó, bệnh giãn tĩnh mạch sẽ xuất hiện: viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch kèm theo các biến chứng khác.

Lương y Khánh khuyên, hãy đi khám ngay nếu thấy bất thường ở chân như: đau chân nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, ban đêm thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật