Vì sao 90% người Việt Nam thường mắc các bệnh răng miệng

Việt Nam với tỷ lệ 90% người dân mắc các bệnh về răng miệng đã thuộc vào nhóm các nước có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thế giới.

Rất nhiều người tỏ ra hoang mang với con số này tại hội nghị khoa học Quốc gia ngành răng hàm mặt và triển lãm nha khoa quốc tế lần thứ 4.

Người Việt Nam thường có thói quen chỉ khi nào xuất hiện các vấn đề về răng miệng mới đi gặp bác sĩ để chữa bệnh, lúc đó thường là bệnh đã có diễn biến xấu và phải mất thời gian dài mới khắc phục được. Điều đó cho thấy ý thức chăm sóc răng miệng định kỳ ở người dân còn thấp.

Người ta thường cho rằng trẻ emngười già là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cao hơn cả, do chưa ý thức được việc tự vệ sinh răng miệng hoặc do răng lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên thực tế cho thấy, người trưởng thành có vấn đề răng miệng không hề thấp, chủ yếu là các bệnh như: sâu răng nha chu hôi miệng … Các số liệu nghiên cứu cho thấy, các bệnh liên quan đến vấn đề răng miệng giờ đây không còn là do tuổi tác.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đáng báo động này có rất nhiều, có thể kể đến một số lý do nổi bật sau đây:

- Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách: Điển hình là cách chải răng kéo ngang như kéo dây đàn, điều này không những không làm sạch răng mà còn làm cho răng nhanh mòn hơn. Nhiều người cũng quan niệm càng chải mạnh thì răng càng sạch, thực tế các mảng bám khá mềm và chỉ cần chải nhiều lần sẽ tan hết.

- Lỗi nhiều nhất mà đa số người dân Việt Nam mắc phải đó là chải răng xong mới ăn sáng hoặc đã đánh răng rồi nhưng vẫn tiếp tục ăn vào buổi tối. Điều này cực kỳ có hại cho sức khỏe răng miệng.

- Do cơ thể thiếu chất: Thức ăn hàng ngày cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng cần cải thiện bữa ăn bằng cách đa dạng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (nhất là canxi và flour), ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ cho các mô quanh răng. Các loại thức ăn này còn có tác dụng rất tốt để phòng ngừa các bệnh răng miệng

Thói quen ăn uống: Người lớn mắc các bệnh về răng miệng nhiều hơn các nhóm đối tượng khác, chính là do thói quen ăn uống hàng ngày, có thể nói người lớn ăn 'tạp' hơn, thêm vào đó là sở thích ăn uống không có điểm dừng, cái gì thích sẽ ăn thật nhiều, làm phá hoại lớp men răng sâu rănghôi miệng

Cao răng tích tụ lâu ngày: cao răng được sinh ra sau khi ăn uống và thường được làm sạch bằng chỉ nha khoa hay bàn chải đánh răng, nếu không vệ sinh kịp thời sẽ tích tụ ngày càng nhiều và gây nên các bệnh về răng miệng như: viêm lợi (chảy máu khi đánh răng, hơi thở có mùi,…) viêm nha chu (ê buốt răng, lung lay, rụng răng,…), ngoài ra cao răng tích tụ lâu sẽ gây viêm tủy ngược dòng.

- Quá sạch cũng có thể gây bệnh về răng miệng: Đánh răng quá lâu hoặc quá nhiều cũng không có lợi cho men răng của bạn, lý tưởng nhất là đánh răng 3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 phút, đánh răng quá mạnh không làm răng sạch mà làm tổn thương nướu, ảnh hưởng đến chân răng. Đánh răng ngay sau khi ăn cũng là quan niệm sai lầm, nên đánh răng sau 30 phút khi ăn xong.

Để có hàm răng chắc khỏe, tốt nhất bạn nên chú ý từ những thói quen nhỏ nhất như đánh răng, phải chải tất cả các bề mặt của răng, không được bỏ qua chải lưỡi, sử dụng bàn chải mềm và loại kem đánh răng phù hợp, làm khô bàn chải ngay khi dùng xong, thay bàn chải sau 3 tháng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng. Đặc biệt, kiểm tra răng miệng định kỳ là việc tối quan trọng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật