Viêm tuyến sữa là bệnh gì? Biểu hiện và những nguyên nhân gây bệnh

1. Viêm tuyến sữa là gì?

Bệnh viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú là tình trạng viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú, thường liên quan đến việc cho con bú và có thể trở nên nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và chữa trị triệt để.

Viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú

Viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú

Những biểu hiện của bệnh viêm tuyến sữa

Triệu chứng bệnh viêm tuyến sữa có thể xuất hiện đột ngột, bao gồm:

- Vú bị sưng đỏ

- Căng tức, thường ở phần trên của vú;

- Đau nhức hoặc có cảm giác nóng rát trong vú liên tục hoặc khi cho con bú

- Rùng mình ớn lạnh

- Chán ăn

- Sốt cao kéo dài.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng giống như cảm cúm trong vài giờ trước khi bạn thấy vú của mình bị đau âm ỉ và ửng đỏ. Ngay khi bạn nhận ra triệu chứng này, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay để có các biện pháp chẩn đoán và chữa trị tốt nhất.

2. Nguyên nhân và nguy cơ mắc bệnh

Nguyên nhân 

Viêm tuyến vú thường là do bệnh nhân cho con bú sai kỹ thuật dẫn đến việc sữa bị mắc kẹt trong vú gây ra viêm nhiễm.

Viêm tuyến sữa xảy ra ở phụ nữ cho con bú

Viêm tuyến sữa xảy ra ở phụ nữ cho con bú

Ống dẫn sữa bị tắc khiến cho sữa chảy ngược vào trong vú, từ đó dẫn viêm nhiễm.

Vi khuẩn trong mũi và miệng của trẻ xâm nhập vào vú thông qua những vết nứt ở núm vú hoặc qua tuyến sữa khi cho bú. Tiểu đường và vú bị bầm hoặc nứt có thể là nguy cơ cao mắc bệnh.

Những ai thường có nguy cơ mắc viêm tuyến sữa

Phụ nữ đang cho con bú là những người hay mắc viêm tuyến sữa nhất. Trong hầu hết các trường hợp, viêm tuyến sữa sẽ xảy ra trong vòng sáu đến 12 tuần đầu tiên sau khi sinh, nhưng cũng có thể xảy ra sau này, trong quá trình cho con bú. 

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến sữa

Những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này nếu:

 - Cho bú trong suốt tuần đầu sau sinh.

 - Loét hoặc nứt ở vú, tuy nhiên bạn có thể bị viêm tuyến sữa mặc dù không bị vết nứt nào.

 - Chỉ dùng một tư thế để cho bú, bởi vì nó không dẫn hết sữa trong vú của bạn ra được.

 - Đã từng mắc bệnh này trong lần mang thai trước đây.

 - Mặc áo ngực quá chật.

 - Quá mệt mỏi

 - Mắc bệnh tiểu đường

3. Điều trị 

Phương pháp điều trị viêm tuyến vú bao gồm:

Dùng thuốc, giữ vệ sinh và sinh hoạt hợp lý để bệnh nhanh khỏi

Dùng thuốc, giữ vệ sinh và sinh hoạt hợp lý để bệnh nhanh khỏi

- thuốc kháng sinh: để chữa trị viêm tuyến sữa, bạn thường sẽ cần dùng thuốc kháng sinh trong 10 đến 14 ngày. 

- thuốc giảm đau như ibuprofen và acetaminophen để làm giảm các cơn đau

- Nghỉ ngơi, và uống nhiều nước để giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng vú.

- Chế độ sinh hoạt phù hợp.

- Chú ý giữ vệ sinh khi cho con bú. Tránh những tác nhân gây khô nứt da, luôn rửa tay sạch và giữ vệ sinh núm vú.

- Uống nhiều nước, tránh để mất nước

- Nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ ăn phù hợp khi đang cho con bú. 

- Cho bú ở bên vú không viêm nhiễm và lấy hết sữa ra khỏi 2 vú theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Giữ núm vú không bị nứt. Dùng miếng bảo vệ đầu vú nếu nứt vú.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật