Virut cự bào là gì? Điều trị virut cự bào như thế nào cho hiệu quả?

Virut cự bào thuộc nhóm các virut herpes, tồn tại trong nhiều loài động vật, truyền từ mẹ sang con khi sinh nở, lây qua nước bọt người bị bệnh, khi quan hệ tình dục, truyền máu hay ghép gan.

Cơ chế gây bệnh của virut cự bào

Sau khi bị nhiễm, DNA của virut gắn vào DNA của tế bào túc chủ và có thể tồn tại suốt đời ở đó, đột xuất có khi nó được hoạt hóa. Các đứa trẻ nhiễm virut cự bào khi còn trong bụng mẹ, sinh ra không có triệu chứng bệnh, nhưng một số trường hợp bào thai phát triển chậm sinh ra có da vàng ganlách to viêm não giảm tiểu cầu

Trường hợp mắc phải không gây ra triệu chứng bệnh, nhưng cá biệt có trường hợp tăng bạch cầu đơn nhân, tăng lympho bào, bệnh bạch  huyết virut hay gây bệnh ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch như người ghép cơ quan hay bệnh nhân AIDS, thường thể hiện viêm võng mạc hay viêm ruột Đây là nguyên nhân chính gây tử vong

Thuốc điều trị virut cự bào

Việc điều trị đặc hiệu thường dành riêng cho những người suy giảm miễn dịch vì họ thường có những biến chứng tổn thương mô rất rộng, làm cho suy cơ quan đích và tạo điều kiện cho những nhiễm khuẩn cơ hội. Thường bệnh tái phát ngay sau khi ngừng điều trị, vì khi điều trị, virut cự bào ở trạng thái nghỉ thuốc ganciclovir được sử dụng trong nhiễm virut cự bào nghiêm trọng ở bệnh nhân ghép cơ quan hay bệnh nhân AIDS, nhưng ganciclovir có thể gây ra giảm bạch cầu trung tính và người đó có sử dụng zidovudin thường không chịu đựng nổi độc tính với máu. Do đó, người ta dùng yếu tố kích thích tạo bạch cầu hạt - đại thực bào để điều trị hoặc dự phòng giảm bạch cầu trung tính do ganciclovir. Kinh nghiệm thu được với foscamet chưa nhiều thuốc này được coi là thuốc thay thế ganciclovir và có hiệu quả tương đương nhưng thường thể hiện độc tính với thận và gây mất cân bằng điện giải. Kết hợp cả hai loại thuốc cho hiệu quả tốt hơn khi dùng riêng. Việc kết hợp ganciclovir với globulin miễn dịch đặc hiệu với virut cự bào hay globulin miễn dịch nói chung cũng được áp dụng. Với bệnh võng mạc do virut cự bào thường điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch ganciclovir hay foscamet. Các điều trị này có ưu điểm là tác dụng với nhiễm khuẩn cả trong mắt và ở ngoài võng mạc. Đối với bệnh nhân AIDS thì sau đợt điều trị khởi động, phải điều trị duy trì kéo dài cả đời vì ganciclovir và foscamet chỉ kìm hãm mà không tiêu diệt virut. Với điều trị duy trì thì dùng ganciclovir đường uống cũng có hiệu quả ngang với tiêm tĩnh mạch lại thuận tiện hơn. Tuy nhiên, sự tái phát là khó tránh khỏi và khi đó nếu tăng liều lượng thì bệnh nhân sẽ có đáp ứng.  

Việc dùng foscamet tiêm mạch sẽ cải thiện được thời gian sống sót của bệnh nhân AIDS, dù cho thuốc có khó dung nạp hơn ganciclovir. Cidofovir là một thuốc nữa được lựa chọn trong viêm võng mạc do virut cự bào và có lợi cho những người không chịu đựng nổi hai thuốc trên. Tuy nhiên, thuốc có thể có những tác dụng phụ như bong võng mạc xuất huyết ở thủy tinh thể, viêm nội cầu nhãn. Dùng loại thuốc giải phóng chậm trong nội cầu nhãn có thể hạn chế những tác dụng phụ này nhưng lại không giảm được nguy cơ nhiễm hai bên mắt và ngoại cầu nhãn. Cidofovir cũng còn được tiêm vào thủy tinh dịch với những kết quả khích lệ.

Dự phòng thế nào?

Vấn đề dự phòng các nhiễm khuẩn cơ hội bao gồm cả nhiễm virut cự bào đối với bệnh nhân có HIV nhấn mạnh đến vấn đề kiểm tra nhãn khoa. Việc dự phòng ở bệnh nhân có nguy cơ cao, đặc biệt ở bệnh nhân ghép cơ quan có thể được thực hiện bằng cách tiêm tĩnh mạch ganciclovir hay foscamet hay globulin miễn dịch.

Việc dùng ganciclovir để phòng cho những bệnh nhân có HIV cho những kết quả trái ngược nhau. Bản hướng dẫn của Mỹ vẫn khuyến nghị dùng aciclovir kết hợp hoặc không kết hợp globulin miễn dịch đặc hiệu và đã được dùng có hiệu quả cho một số bệnh nhân ghép cơ quan, nhưng ở một số bệnh nhân thì thất bại, khi so sánh tác dụng của aciclovir với ganciclovir trong dự phòng ở bệnh nhân ghép cơ quan thì ganciclovir có hiệu quả hơn. Hiệu quả trong dự phòng cũng thay đổi theo cơ quan ghép là cơ quan nào. Hiện nay, vaccin chống virut cự bào đang được tiếp tục nghiên cứu. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật