Chất béo với bệnh tim mạch - cùng tìm hiểu ngay sau đây

Bệnh tim mạch liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống.

Bố tôi bị bệnh tim nhưng rất thích ăn đồ béo. Ăn phở cũng chỉ thích ăn nước béo. Mong chuyên mục cho biết, chất béo này có ảnh hưởng tới bệnh tình của bố tôi hay không? Nếu có thì làm sao để khắc phục? Hồng Hà (Thái Bình)
Bệnh tim mạch liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống

Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt với người mắc bệnh tim Lượng chất béo càng cao thì tỷ lệ tử vong do bệnh nhồi máu cơ tim càng cao.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy: Khẩu phần ăn của người Nhật Bản có lượng chất béo chiếm 25% năng lượng khẩu phần thì tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim là 52/100.000 dân, trong khi đó ở Mỹ có khẩu phần chất béo là 42%, thì tỷ lệ tử vong là 306,6/100.000 dân.

Với Việt Nam, chất béo được Viện Dinh dưỡng  Quốc gia khuyến cáo là nên chiếm 15-20% tổng năng lượng ăn vào. Ở người trưởng thành, nếu khẩu phần có khoảng 30g chất béo thì trong đó nên có 20g là chất béo nguồn gốc thực vật.

Bạn nên khuyên bố hướng sang một số loại axit béo chưa no, axit béo omega-3 có nhiều trong các dầu thực vật như dầu oliu dầu lạc hạt cải, cọ và dầu đỗ tương (còn gọi là dầu đậu nành) vì chúng có tác dụng góp phần làm giảm cholesterol toàn phần cholesterol xấu.

Ngoài ra, chúng còn có tác dụng phòng chứng loạn nhịp tim rung tâm thất, huyết khối và điều chỉnh phần nào huyết áp trong tăng huyết áp thể nhẹ.

Một chế độ ăn có 7-10% năng lượng khẩu phần (tương đương 15-20g chất béo) từ axit béo omega-3, omega-6 trong nguồn cá, dầu thực vật có thể giảm 17-20% cholesterol toàn phần và có tác dụng giảm 16-34% nguy cơ mắc xơ vữa động mạch Vì thế mỗi tuần, bạn nên khuyên bố ăn từ  2-3 lần cá. Nếu bố bạn không thích ăn cá và hải sản có thể sử dụng dầu cá thiên nhiên từ 2-3g mỗi ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật