Vitamin E có an toàn khi uống thường xuyên? Đây là câu trả lời cho bạn
8 loại quả giàu vitamin E tự nhiên, phụ nữ sau 25 tuổi nên tích cực ăn để đẹp da, đẩy lùi lão hóa
6 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin E trầm trọng, cần bổ sung gấp nếu không muốn già nhanh
Hàng ngày da thường tiếp xúc với ánh nắng có nhiều tia cực tím nên dễ bị hủy hoại, mất tính đàn hồi và sạm lại. Hơn nữa, ngoài 30 tuổi và khi tuổi càng cao, da càng mất tính đàn hồi, do tác dụng của lượng gốc tự do dư thừa sẽ làm da nhăn nheo, khô sạm tóc xơ cứng, giòn dễ gãy rụng. Dùng vitamin E có thể giúp cải thiện tình trạng trên (làm da mềm mại, tóc mượt ít khô và gãy như trước) do đã làm giảm tiến trình lão hóa của da và tóc.
Nói chung, việc sử dụng vitamin E khá an toàn. Lượng dư thừa, không được sử dụng sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Liều cần thiết cho cơ thể sử dụng hàng ngày trung bình khoảng từ 100 - 400IU. Vitamin E hầu như không có tác dụng phụ khi sử dụng ở liều thông thường.
Tuy nhiên, khi lạm dụng vitamin E, dùng liều quá cao có thể gặp các tác dụng phụ. Ở liều cao (trên 400IU/ngày), nó lại thúc đẩy các tổn hại do quá trình ôxy hóa gây ra và khống chế các tác nhân chống lão hóa khác. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi dùng vitamin E quá liều là tiêu chảy đau bụng rối loạn tiêu hóa mệt mỏi suy nhược... Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi ngừng thuốc
Bạn đang dùng vitamin E dài ngày cũng nên lưu ý tương tác thuốc của vitamin E. Vitamin E có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K và sẽ làm tăng thời gian đông máu. Khi dùng chung với aspirin vitamin E có thể cản trở sự ngưng kết tiểu cầu của aspirin Sử dụng vitamin E liều cao hơn 400IU/ngày trong thời gian dài, đặc biệt khi kết hợp cùng estrogen có thể gây ra huyết khối, cần hết sức thận trọng.
Vì vậy, việc sử dụng vitamin E bổ sung cần theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng cho dù đó là thuốc bổ. Tốt nhất nên bổ sung qua thực phẩm đường ăn uống Vitamin E có rất nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên có nhiều chất béo như: đậu tương giá đỗ vừng, lạc, mầm lúa mạch hạt hướng dương dầu ôliu hoa quả Vì vậy, chỉ cần ăn nhiều dầu thực vật hoặc các thức ăn có nhiều vitamin E hàng ngày là đủ.
- Thời điểm vàng ăn 1 bắp ngô tốt hơn uống bất cứ loại... (Chủ nhật, 20:20:07 21/02/2021)
- 10 thực phẩm hại thận 'khốc liệt' nhất, mê tới mấy... (Thứ bảy, 13:04:00 20/02/2021)
- 5 loại thực phẩm là tác nhân gây lão hóa sớm mà hầu hết... (Thứ bảy, 16:00:00 03/10/2020)
- 5 loại bánh tuyệt đối không ăn vào bữa sáng (Thứ bảy, 07:30:06 19/09/2020)
- Những người sau ăn ngô sẽ nguy hại vô cùng, đặc biệt là... (Thứ sáu, 20:35:09 18/09/2020)
- Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng trong điều trị ung thư (Thứ tư, 21:20:08 16/09/2020)
- Những thực phẩm tưởng vô hại nhưng bé ăn càng nhiều càng... (Thứ bảy, 17:40:01 12/09/2020)
- 7 loại thực phẩm thà đói cũng nhất quyết đừng ăn khi bụng... (Thứ Ba, 19:00:08 04/08/2020)
- Vì sao ngủ nhiều giúp giảm cảm giác thèm ăn? (Thứ sáu, 21:00:07 31/07/2020)
- Cảnh báo 5 kiểu ăn sáng gây hại chẳng khác nào tự nuôi lớn... (Thứ sáu, 11:10:05 17/07/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023