Rối loạn chức năng tình dục vì thuốc chống trầm cảm, các bạn nên cẩn trọng khi sử dụng nhé!

Ngoài những thuốc chống trầm cảm hay gây rối loạn chức năng tình dục cho người sử dụng còn có một số loại thuốc chống trầm cảm ít gây rối loạn chức năng tình dục, trong đó phải kể tới các loại thuốc sau:

-Thuốc tác dụng đôi: ức chế tái hấp thu serotonin/ đối kháng serotonin 2 (SARIs).

SARIs như là nefazodone hay trazodone là những chất đối kháng 5HT2A mạnh và ức chế tái hấp thu 5HT ở mức độ thấp hơn. Khả năng gây tác dụng phụ về tình dục trầm trọng do đặc tính đối kháng 5HT2A. Ngoài ra, chất chuyển hóa m-CPP của nó là một chất kích thích thụ thể dưới nhóm 5HT2C có nhiệm vụ khởi phát giai đoạn khấy động tình dục ở động vật. Nefazodone  có tỷ lệ SD thấp và nhiều bác sĩ đã sử dụng nó như thuốc trầm cảm đầu tay nhằm tránh SD. Dù thế AISD vẫn xảy ra với nefazodone.

Thuốc ức chế tái hấp thu noradrenergic (NRIs)

Cơ chế tác động của NRIs là ức chế tái hấp thu norepinephrine ở khe synapse và ở bất cứ nơi nào NE được phóng thích thuốc làm giảm sự vô cảm mệt mỏi và chậm tâm thần vận động thông qua con đường noradrenergic đi từ locus caeruleus đến vỏ não hệ viền. Tác dụng phụ bao gồm run, kích động, tăng huyết áp nhịp tim nhanh và ứ nước tiểu

Vì sự tăng cung lượng adrenergic tác động nhẹ đến sự cân bằng giữa trương lực giao cảm và phó giao cảm nên vài bệnh nhân có thể bị những tác dụng phụ dạng anticholinergic nhẹ. Nó có thể gây tác dụng phụ về mặt tình dục như khô âm đạo và giảm xung huyết bộ phận sinh dục trong giai đoạn khuấy động do tăng trương lực adrenergic.

Mirtazapine làm tăng nồng độ cả 2 chất serotonin và norepinephrine thông qua sự đối kháng tự thụ thể alpha-2. Người ta không nghĩ rằng mirtazapine gây rối loạn chức năng tình dục trầm trọng do phong bế thụ thể 5HT2A, nhưng về lâm sàng, tỷ lệ SD thấp hơn đáng kể nếu so với SSRIs hay venlafaxine, tuy vậy mirtazapine cũng gây ra vài loại SD.

Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine (NDRIs)

Cơ chế chính xác tác động của buprobion chưa được rõ. Do không có hoạt tính serotonergic nên về mặt lý thuyết, buprobion không có tác dụng phụ về mặt tình dục và thậm chí có tác động thuận lợi cho hoạt động tình dục do tác động hoạt hóa dopaminergic trung ương. Amineptine là một chất prodopaminergic được sử dụng tại châu Âu và Mỹ La tinh cho đến khi bị rút khỏi thị trường do vấn đề phụ thuộc sau khi sử dụng trong thời gian dài ở vài bệnh nhân.

Khi sử dụng buprobion, có vài trường hợp bị cương đauâm vậtdương vật Nói cách khác, có rất nhiều dữ kiện ủng hộ việc sử dụng buprobion trong điều trị phụ trợ SD khi bệnh nhân đang sử dụng SSRIs hay như một phương pháp điều trị thay thế cho những loại thuốc chống trầm cảm khác.

Những chất làm tăng tái hấp thu serotonin.

Tianeptine là loại thuốc duy nhất trong nhóm thuốc chống trầm cảm mới này. Nó tác động theo cách ngược lại bằng cách tăng hấp thu 5HT tại synapse. Cơ chế tác động chống trầm cảm vẫn chưa rõ mặc dù người ta giả thiết rằng tianeptine tác động lên những tế bào thần kinh tiền synapse vốn chịu trách nhiệm gây ra rối loạn chức năng tình dục

Cũng có vài dữ kiện cho rằng tianeptine làm tăng trương lực dopaminergic nhưng không thông qua cơ chế ức chế tái hấp thu serotonin. Về mặt lý thuyết, tianeptine không gây ra SD nặng nề vì nó không làm tăng dẫn truyền 5HT và còn có thể làm tăng trương lực dopaminergic. Một nghiên cứu cho thấy tianeptine không có bất kỳ tác dụng phụ nào về ham muốn tình dục

Hầu hết các thuốc chống trầm cảm đều có tác dụng phụ về tình dục vì vậy cần lưu ý lựa chọn khi sử dụng cho bệnh nhân.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật