Làm mẹ: Quy tắc “cứu vớt” mẹ có con biếng ăn bằng biện pháp gì?

Bí quyết trị trẻ biếng ăn

Học hỏi từ người Pháp cách dạy con ăn uống con cái tôi không bé nào biếng ăn khảnh ăn.

Khi được mọi người hỏi về những món ăn mình thích, con gái tôi không ngần ngại liệt kê những thực phẩm như: rau bắp cải cà rốt củ cải trứng thịt bò…Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên vì họ cho rằng, trẻ con chỉ thích gà rán khoai tây chiên, kem, bánh ngọt.

Tôi nhận được rất nhiều câu hỏi từ bạn bè mình rằng làm thế nào để con hết biếng ăn, chịu ăn ngoan. Theo tôi, chuyện ăn uống của trẻ có tốt hay không, trẻ có chịu ăn ngoan, ăn đa dạng hay không,…không nằm ở sở thích hay tính cách của trẻ. Tất cả, thực ra, là ở thái độ của bố mẹ khi dạy con về thực phẩm chuyện ăn uống và cách ăn uống.

Tôi có 5 quy tắc đơn giản nhưng luôn rất nghiêm túc trong việc ăn uống của các con mình

1. Không phàn nàn về thức ăn

Trong gia đình của tôi, trẻ con và cả người lớn không được phép phàn nàn về thức ăn. Điều này không có nghĩa là bắt buộc các thành viên phải ăn tất cả các món và tất cả các bữa, chỉ là không được nói chuyện tiêu cực về thực phẩm và những thứ đã dọn lên mâm.

Thực phẩm trước tiên là chất dinh dưỡng để nuôi sống chúng ta, đó là điều quan trọng tôi dạy cho con mình. Hơn nữa, nếu chê bai món ăn thì lại càng bất lịch sự với người nấu. Chính vì vậy, dù thích ăn hay không, tất cả mọi người không được than phiền, phàn nàn hay chê bai bất cứ món ăn gì. Trẻ con bắt chước rất nhanh. Chúng sẽ học theo người lớn và nảy sinh tâm lý tiêu cực về thực phẩm

2. Không dùng các món ăn để treo thưởng

Tôi cố gắng ở mức tối đa là không lấy bất cứ cái gì mua chuộc để trẻ chịu ăn. Cũng không lấy thức ăn làm phần thưởng cho thái độ tốt của con. Tức là thay vì thưởng cho con một bữa ăn gà rán ngoài hàng vì bé được học sinh giỏi, tôi sẽ thưởng cho con đi xem phim hay công viên. Tôi muốn con hiểu rằng, thức ăn trước tiên là để cung cấp dinh dưỡng không phải để khen thưởng hay giải trí

Tôi biết rất nhiều trẻ nhỏ và ngay cả người lớn ăn uống theo cảm xúc. Ví dụ như khi buồn thì rất thích ăn đồ ngọt, khi vui thì rất thích đi ăn thịt…Điều này không được tốt cho lắm bởi như vậy sẽ tạo ra thói quen ăn uống không lành mạnh và có thể dẫn tới béo phì Vì vậy, tôi không dùng thực phẩm để treo thưởng hay trừng phạt.

3. Bữa ăn là một phần của truyền thống gia đình

Tôi biết nhiều gia đình hiện địa ngày nay thường có thói quen mỗi người ăn một giờ. Trẻ con ăn trước, người lớn ăn sau. Trẻ con ăn món trứng người lớn ăn thịt thà và những món có ớttỏi Tôi không làm như vậy.

Ở gia đình tôi, cả nhà luôn ăn uống cùng nhau, ít nhất là bữa tối và vào cuối tuần sẽ là cả ngày. Trẻ con không ăn đồ riêng mà ngồi ăn cùng bố mẹ. Bầu không khí gia đình sẽ giúp khuyến khích bé ăn những gì có trên mâm cơm và tránh được những “bát cơm chan nước mắt”.

4. Thử đi thử lại

Để tránh cho con khảnh ăn, tôi luôn yêu cầu bé khi vào bữa đều phải nếm tất cả các món ăn có trên mâm: một miếng rau muống luộc, một miếng cà rốt khoai tây hầm, 1 miếng sườn, một miếng gà rang…Khi trẻ ăn hết mỗi thứ một miếng con con đó, bé sẽ được tùy ý muốn xúc gì vào bát để ăn cũng được.

5. Để cho con đói một chút cũng không sao

Tôi biết nhiều đứa trẻ thậm chí đã mất cảm giác đói tự nhiên vì thịt thà cơm canh xung quanh lúc nào cũng thừa và các bữa ăn thì cứ 2,3 tiếng lại gối nhau liên tục. Các bà mẹ luôn lo con đói và cho trẻ ăn ngay khi chúng mới chớm thèm ăn. Để trẻ đói không phải là quá tiêu cực. Việc này giúp trẻ có thể ăn bất cứ món gì mẹ nấu và biết ăn nhiều hơn một chút để rút kinh nghiệm, tránh đói cho lần sau.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật