Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em và chế độ ăn phù hợp cho trẻ

Sẽ có những giai đoạn bạn cảm thấy buồn phiền về tình trạng suy dinh dưỡng của con mình, bé thật kén ăn hay ăn một lượng rất ít đều khiến bạn lo lắng. Tại Mỹ đã thống kê được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có nguyên nhân chủ yếu do sự mất cân bằng bữa ăn hoặc ăn quá ít hoặc quá nhiều. Vậy đâu là dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em? Những trẻ mắc các chứng bệnh tiêu hoá (như bệnh celiac - một loại bệnh không dung nạp gluten có trong ngũ cốc) hoặc không hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cũng có thể bị suy dinh dưỡng. Những đứa trẻ bị mắc chứng xơ nang cũng sẽ gặp khó khăn khiến cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng, do chứng bệnh này thường ảnh hưởng đến tuyến tụy - cơ quan sản xuất ra các loại enzim cần thiết cho việc tiêu hoá thức ăn.

Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trẻ suy dinh dưỡng thường có giác quan kém nhạy bén hệ miễn dịch suy giảm và tuổi thọ ngắn. Đôi khi còn có các vấn đề về tinh thần như: tính khí thất thường hay lo lắng, các triệu trứng của bệnh tâm thần Ngoài ra, để nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không có thể quan sát các triệu trứng bên ngoài như sau:

- Không lên cân hoặc giảm cân liên tục trong 2 - 3 tháng

Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em thể hiện ở việc không lên cân

Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em thể hiện ở việc không lên cân

- Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.

- Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.

- Da xanh tóc thưa rụng dễ gãy đổi màu, kém linh hoạt và thường quấy khóc là dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em

- Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.

- Với bé bị suy dinh dưỡng số cân của bé ít hơn 20% và chiều cao thấp hơn 10% so với chuẩn trung bình.

- Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà khô giác mạc đến loét giác mạc Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.

- Dễ dàng bị bầm tím.

- Có các nốt phát ban trên cơ thể.

- Thay đổi sắc tố da da bị tái xanh, có vẻ dày hơn hoặc khô là dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em

- Tóc mỏng và dễ gãy rụng.

- Có hiện tượng sưng phồng, teo lại hoặc nứt nơi vùng lưỡi.

- Chảy máu quanh nướu răng

- Bị quáng gà

- Nhạy cảm với ánh sáng cũng có thể là dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em

- Xương mềm và dễ gãy.

- Cơ bắp hay bị co giật

- Bướu cổ (đôi khi là cả vùng tuyến giáp).

- mệt mỏi chóng mặt

Trẻ bị suy dinh dưỡng có dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt

Trẻ bị suy dinh dưỡng có dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt

- Phản xạ thiếu nhạy bén.

Nếu con bạn có những dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em này hãy tham khảo ý khiến của bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời, đặc biệt trong các trường hợp thấy trẻ có những thay đổi bất thường như: ngất xỉu rụng tóc ngày càng nhiều, gần như không lớn lên, thiếu cân nặng trầm trọng,

Chế độ ăn

- Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.



- Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).

- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.

- Khi phát hiện thấy những dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em, tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật