Năm đầu cải thiện dinh dưỡng ở xã nghèo nhất Việt Nam - Các bạn tham khảo về chiến dịch này nhé!

Trong 2 ngày 18-19/11/2014, tại huyện Phù Yên, Sơn La, Quỹ Alstom Foundation và Tổ chức Helen Keller International (HKI) đã tổ chức tổng kết năm đầu thực hiện Dự án Cải thiện vấn đề thực phẩm và dinh dưỡng, kế hoạch bắt đầu thực hiện năm thứ hai của chương trình sản xuất thực phẩm hộ gia đình nâng cao (EHFP).

Có hơn 200 hộ gia đình được thụ hưởng từ dự án

Xã Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La là một trong 62 xã nghèo nhất trong cả nước và là xã nghèo nhất của tỉnh Sơn La đã được chọn thực hiện dự án. Sau hơn 1 năm thực hiện dự án “Cải thiện an ninh lương thực hộ gia đìnhdinh dưỡng thông qua sản xuất thực phẩm tại gia đình”, theo đánh giá của các chuyên gia là đã đạt được những tiêu chí như mong muốn.

Thành công đáng kể của chương trình này là hơn 200 hộ gia đình đã được tham gia vào việc gia tăng sản xuất lương thực thực phẩm và thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng. Đặc biệt, thông qua chương trình này, phụ nữ và trẻ em đã có thể tăng lượng thức ăn ngay tại gia đình họ.

Ngoài việc được tham gia đào tạo về nông nghiệp, người dân ở đây còn được giáo dục về tầm quan trọng của dinh dưỡng đặc biệt là cho phụ nữ và giới trẻ cũng như việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm dinh dưỡng sạch tại gia đình.

Ông Henri Noirhomme - Trưởng Đại diện của Alstom Foundation tại Việt Nam cho biết: “Những người dân nơi đây tỏ ra rất nghiêm túc trong các buổi đào tạo, hướng dẫn. Theo đó, những nỗ lực của các hộ gia đình tại đây tạo phấn khích cho các tình nguyện viên của Quỹ Alstom Foundation và HKI.

Chúng tôi xin cảm ơn đến các tình nguyện viên đã làm thay đổi hành vi sản xuất nông nghiệp lạc hậu lâu nay của người dân, bằng việc chuyển giao kiến thức nông nghiệp mới, qua đó, người dân đã tự chủ làm cho chất lượng cuộc sống tốt hơn. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục tài trợ trong những năm tiếp theo”.

Tiếp tục tài trợ dự án để đạt được mục tiêu đặt ra

Theo bà Phạm Kim Ngọc - Trưởng đại diện HKI tại Việt Nam cho biết, qua 1 năm thực hiện, dự án đã có những bước tiến triển rất tốt, để đảm bảo tương lai bền vững cho những thành công ban đầu của dự án, các nhà tài trợ cam kết tiếp tục hỗ trợ cho người dân ở xã Tân Lang năm thứ hai của dự án.

Chúng tôi sẽ thường xuyên theo sát nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Có bốn mục tiêu được đặt ra trong năm thứ hai của chương trình Sản xuất thực phẩm đó là: Cải thiện việc sản xuất và tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

Cải thiện thói quen dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em thông qua các hoạt động truyền thông; Cải thiện sinh kế của các hộ gia đình thông qua việc tạo thu nhập từ thặng dư sản; Nâng cao vị thế của phụ nữ thông qua những đóng góp của họ trong việc cải thiện dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe của gia đình và cộng đồng.

Tuy nhiên, rất cần sự phối hợp và giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như khuyến nông, thú y và y tế của xã, huyện và tỉnh Sơn La; Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện và xã, tiếp tục mở thêm các lớp tập huấn trong những năm tiếp theo. Tiến tới sẽ mở rộng mô hình này ở các xã khác của các tỉnh nghèo khác trong cả nước.

Chia sẻ với phóng viên báo SK&ĐS, ông Phạm Văn Huân - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Bên cạnh mục tiêu chính, việc tài trợ cây, con giống và hướng dẫn phương thức trồng trọt, chăn nuôi khoa học nhằm nâng cao năng suất tạo ra thu nhập tăng thêm cho các hộ gia đình từ việc bán các sản phẩm dư thừa, đặc biệt là tăng cường vai trò vị thế của phụ nữ trong việc cải thiện dinh dưỡngsức khỏe của gia đình họ và cộng đồng”.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật