Thuốc trì hoãn kinh nguyệt: Những điều cần phải biết - Các bạn tham khảo thêm nhé!
Điểm danh những thực phẩm giúp nàng bớt đau bụng trong ngày đèn đỏ
“2 nên, 2 không” trong kỳ "rớt dâu" mà chị em cần lưu ý để tránh rước họa vào thân
Bạn chuẩn bị tham gia những sự kiện quan trọng, hay sắp có kỳ nghỉ bên bờ biển nhưng lại e ngại kỳ kinh nguyệt sắp đến? Hiện tại có nhiều loại thuốc giúp bạn trì hoãn thời gian có kinh. Nhưng hiệu quả của những loại thuốc này như thế nào? Chúng có an toàn khi sử dụng?...
Dưới đây là những điều cần biết về các viên thuốc 'trì hoãn kinh' này.
1. Thuốc trì hoãn kinh nguyệt là gì?
Thuốc trì hoãn kinh nguyệt là thuốc chứa hoóc môn progesteron, được dùng vào khoảng 3-4 ngày trước ngày dự kiến có kinh.
2. Các loại thuốc trì hoãn kinh nguyệt
Có nhiều loại thuốc trì hoãn kinh nguyệt sẵn có trên thị trường. Tuy nhiên thuốc chứa progesteron được sử dụng phổ biến vì chúng có hiệu quả và an toàn hơn so với các thuốc khác. Các thuốc trì hoãn kinh phổ biến khác là thuốc tránh thai (không phải loại thường được khuyến nghị trong khoa ngoại trú bình thường) và norethisterone (một loại thuốc chứa progesteron).
3. Cơ chế hoạt động của thuốc
Hoóc-môn estrogen được sản sinh trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung hoóc-môn progesteron được sản sinh ở nửa sau của chu kỳ, hỗ trợ sự phát triển của niêm mạc tử cung. Vì vậy khi giảm progesteron, niêm mạc tử cung bong ra, dẫn tới kinh nguyệt.
Nhưng khi bạn dùng thuốc trì hoãn kinh chứa hoóc-môn progesteron, progesteron từ bên ngoài không cho phép niêm mạc tử cung chảy máu do vậy có tác dụng trì hoãn kinh nguyệt.
4. Uống thuốc như thế nào và khi nào?
Nếu bạn muốn trì hoãn thời gian có kinh, bạn phải bắt đầu dùng thuốc khoảng 3-4 ngày trước ngày dự kiến có kinh và tiếp tục uống cho đến ngày bạn muốn trì hoãn kinh. Tuy nhiên, nên tư vấn bác sĩ sản phụ khoa trước khi dùng thuốc. Dựa theo cân nặng, chu kỳ kinh nguyệt và những vấn đề sức khỏe khác của bạn, bác sĩ sẽ kê cho bạn liều thuốc thích hợp.
5. Bạn sẽ có kinh sau khi ngừng dùng thuốc?
Khi ngừng dùng thuốc, có sự suy giảm đột ngột các hoóc-môn, khiến cho kinh nguyệt xuất hiện. Trong một số trường hợp, bạn có thể có kinh ngay lập tức (trong vòng vài giờ) sau khi ngừng dùng thuốc, tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể cần 10-15 ngày để kinh nguyệt trở lại. Điều này khác nhau ở từng người. Tuy nhiên, nếu bạn không thấy có kinh sau 15 ngày không dùng thuốc, cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác.
6. Sử dụng viên trì hoãn kinh nguyệt có an toàn? Bạn có thể sử dụng bao lâu?
Một lần sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt không có hại. Tuy nhiên nó không nên trở thành thói quen thường xuyên vì những thuốc này ức chế chu kỳ hoóc-môn tự nhiên của cơ thể.
Bạn chỉ nên sử dụng trong những trường hợp 'bất đắc dĩ' và cần trở lại bình thường càng sớm càng tốt. Ngoài ra, dùng thuốc trì hoãn kinh nguyệt cũng có thể dẫn tới đau nghiêm trọng.
7. Thuốc trì hoãn kinh có giống như thuốc tránh thai?
Phần lớn mọi người đều tin rằng thuốc trì hoãn kinh và thuốc tránh thai đều giống nhau nhưng thực tế không như vậy. Thuốc tránh thai ngăn rụng trứng vì vậy phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn. Không như thuốc tránh thai thuốc trì hoãn kinh hoạt động ở niêm mạc tử cung và không có ảnh hưởng tới sự rụng trứng do vậy, không ngăn ngừa mang thai
8. Thuốc trì hoãn kinh có gây tác dụng phụ?
Vì thuốc trì hoãn kinh chứa progesteron, tác dụng phụ của thuốc này cũng giống như tác dụng phụ do thừa progesteron, bao gồm trướng bụng, mụn trứng cá và thay đổi tâm trạng do mất cân bằng hoóc-môn trong cơ thể.
9. Thuốc luôn có tác dụng?
Trong phần lớn trường hợp, những viên thuốc này giúp trì hoãn kinh nguyệt mà không có bất cứ triệu chứng nào. Không có nhiều trường hợp báo cáo về sự kém hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên, cần tư vấn bác sĩ phụ khoa trước khi sử dụng thuốc vì những ảnh hưởng sức khỏe của nó và khi ngừng dùng thuốc để tránh biến chứng.
10. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa ít nhất 1 tuần hoặc 10 ngày trước khi đến kỳ kinh. Không nên dùng các loại thuốc kê đơn cũng như thuốc viên có nhiều tác dụng lên cơ thể. Ngoài ra, nếu sau 10-15 ngày dùng thuốc mà chưa có kinh không rõ nguyên nhân, bạn cũng cần đi khám bác sĩ.
- 4 lợi ích sức khỏe cho nam giới "thả rông" khi ngủ,... (Thứ sáu, 20:21:06 21/05/2021)
- 5 thói quen khiến ngực của chị em nhỏ đi hoặc chảy xệ nhưng... (Thứ Hai, 20:39:07 10/05/2021)
- Dụng cụ quen thuộc bất ngờ trị được "nỗi khổ"... (Thứ bảy, 21:17:04 17/04/2021)
- Không phải tất cả bệnh phụ khoa đều đáng sợ, đây là 5... (Thứ năm, 20:57:08 15/04/2021)
- Kinh nguyệt không đều thường do 5 nguyên nhân, nếu bạn cũng... (Thứ năm, 21:37:00 08/04/2021)
- 5 sai lầm chăm sóc vùng kín khiến bạn dễ bị viêm nhiễm, vô... (Thứ tư, 21:02:06 07/04/2021)
- Đau bụng kinh chớ vội uống thuốc, cứ áp dụng 6 cách sau chắc... (Thứ bảy, 20:20:00 03/04/2021)
- 3 dấu hiệu bất thường khi phụ nữ đi vệ sinh cho thấy tử... (Thứ năm, 20:33:05 04/03/2021)
- Không phân biệt nam nữ, sáng thức dậy mà gặp phải 4 dấu... (Chủ nhật, 08:26:08 21/02/2021)
- Nam giới có 5 biểu hiện bất thường của bệnh viêm đường... (Thứ Ba, 20:58:09 09/02/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023