Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 - triệu chứng và cách trị bệnh

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 là giai đoạn mà vi rút HPV bắt đầu phát triển – giai đoạn tiền ung thư. Người bệnh bị nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài trong 5 – 10 năm. Giai đoạn 2 nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp thì bệnh có khả năng chữa khỏi hoàn toàn.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 là gì?

Bệnh ung thư cổ tử cung có 5 giai đoạn chính bắt đầu từ 0 đến 4. Mỗi giai đoạn chính được chia nhỏ thành những giai đoạn khác nhau. Khi virus HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư thì lúc này bệnh đang tiến triển ở giai đoạn 2, tiên lượng sống cho bệnh nhân rất cao. Vì vậy người bệnh nên lưu ý triệu chứng của bệnh giai đoạn để có hướng chữa trị kịp thời.

Ung thư cổ tử cung là giai đoạn virus HPV bắt dầu phát triển

Ung thư cổ tử cung là giai đoạn virus HPV bắt dầu phát triển

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 được chia thành 2 giai đoạn nhỏ:

- Giai đoạn 2a: Ở giai đoạn này các tế bào ung thư đã dần dần lan rộng đến phần trên nhưng chưa có ảnh hường nghiêm trọng đến phần dưới của âm đạo

- Giai đoạn 2b: Sang giai đoạn này các tế bào đã lan sang các mô ở dạ con.

Triệu chứng giai đoạn 2a

Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 thường gặp gồm:

- chảy máu sau khi quan hệ tình dục

- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường

- phụ nữ sau mãn kinh chảy máu bất thường ở âm đạo

- Đau vùng xương chậu

- Đau, rát khi quan hệ với bạn tình

- Thỉnh thoảng xuất hiện đau bụng dưới

- Ngứa vùng kín

Khi thấy các dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 2, cần lập tức tới bệnh viện khám. Bởi các triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản, đời sống sinh hoạt vợ chồng và cũng có thể là dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung

Cách điều trị

Đầu tiên, các bác sỹ sẽ làm xét nghiệm cần thiết để xác định giai đoạn mắc ung thư Sau đó, bạn sẽ được tư vấn lựa chọn phương pháp thích hợp: phẫu thuật xạ trị hay hóa trị.

Người bệnh cần được phẫu thuật trị bệnh

Người bệnh cần được phẫu thuật trị bệnh

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2, bệnh nhân không có nhu cầu sinh con nữa thì có thể thực hiện phẫu thuật cắt tử cung triệt để và vét hạch, phương pháp này ít có nguy cơ tái phát. Nếu bệnh ở cuối giai đoạn 2, thường sử dụng phương pháp hóa trị. Tùy vào tình trạng sức khỏe nhu cầu sinh con mà bác sĩ đưa ra các phác đồ khác nhau. Trong giai đoạn này, nếu điều trị tích cực, tỷ lệ sống của người bệnh là 50 - 65%.

Về vấn đề này, Giám đốc bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Phó Chủ tịch Hội ung thư TP HCM, GS. Nguyễn Chấn Hùng cho rằng, cách duy nhất để kịp thời điều trị ung thư cổ tử cungphụ nữ trên 30 tuổi nên đi khám tầm soát mỗi năm ít nhất 1 lần ở phòng khám phụ khoa, làm xét nghiệm tế bào âm đạo, tìm ung thư khi còn sớm. Khi có dấu hiệu bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không tự điều trị bằng phương pháp dân gian, những phương pháp này chưa được chứng minh có thể chữa ung thư nhưng thực tế làm bệnh thêm trầm trọng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật