Bật mí 7 lợi ích giúp mẹ yên tâm khi cho trẻ bú đêm ít ai biết

Sữa mẹ cữ đêm chứa nhiều tryptophan dưới dạng melatonin và serotonin, giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu, não phản xạ nhanh hơn.

Trong 6 tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng duy nhất của bé là sữa với cữ bú trung bình cách nhau từ 2 tiếng đến 3 tiếng, không kể ngày - đêm. Bé bú mẹ hoàn toàn có thể thức giấc ban đêm để tu ti vào 2h - 4h - 6h30 và điều này có thể khiến mẹ bị mệt nhưng việc bú đêm là rất quan trọng, không chỉ với riêng bé mà còn giúp mẹ duy trì nguồn sữa dồi dào.

1. Dạ dày của bé nhỏ xíu

Mẹ có biết trẻ sơ sinh có thể tích dạ dày rất nhỏ, chỉ chứa được khoảng 20 ml sữa mà thôi. Và nếu là sữa mẹ thì sẽ được tiêu hóa hoàn toàn trong khoảng một giờ đồng hồ. Phải 10 ngày sau khi sinh dạ dày của bé mới lớn hơn lên, bằng kích thước một quả bóng bàn và có thể chứa được khoảng 60 ml sữa.

Do vậy, trẻ sẽ bú lại sau 1-2 giờ dường như là một lịch trình được thiết lập từ trước, phù hợp với cơ thể và có lợi cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ bú thường xuyên cũng sẽ truyền 'tín hiệu' cho não của người mẹ để kích thích 'sản xuất' sữa theo nhu cầu.

2. Bé tiêu thụ sữa nhiều hơn vào ban đêm

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng vào ban đêm, bé bú nhiều hơn bất kỳ khoảng thời gian nào, khoảng 20% tổng lượng sữa cả ngày. Như vậy, bé sẽ bú khoảng ba lần mỗi đêm. Đối với trẻ kém tăng cân việc bú đêm có thể tạo ra sự khác biệt lớn vì bé được bú nhiều sẽ được cung cấp calories cho sự phát triển tốt hơn.

3. Bú đêm giúp bé ngủ ngon

Sữa mẹ cữ đêm chứa nhiều tryptophan dưới dạng melatonin và serotonin. Melatonin có tác dụng điều hòa giấc ngủ giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. Còn Serotonin giúp kiểm soát sự tăng trưởng của tế bào não, giúp não bộ của bé phản xạ nhanh hơn.

4. Prolactin trong sữa mẹ đạt mức cao hơn vào ban đêm

Khi cho con bú mẹ hoàn toàn, sự sản xuất prolactin (hoóc-môn tạo sữa) cũng hoạt động theo nhịp sinh học ngày - đêm và có nồng độ cao hơn vào ban đêm, đặc biệt là lúc gần sáng. Vì vậy, cho trẻ bú đêm là cách đơn giản nhất để giữ nguồn sữa ổn định.

5. Bú đêm và phương pháp ngừa thai LAM

Các nhà nghiên cứu cho rằng prolactin và việc cho bé bú đêm là hai yếu tố quan trọng trì hoãn sự xuất hiện trở lại của kinh nguyệt Phương pháp vô kinh khi cho con bú (LAM) có hiệu quả lên tới 98% và là một biện pháp tránh thai an toàn, không có tác dụng phụ và chẳng tốn một chút chi phí nào. Tuy nhiên, LAM đạt hiệu quả cao với các điều kiện:

- Bé bú sữa mẹ hoàn toàn.

- Mẹ chưa có kinh trở lại trong vòng 56 ngày sau sinh.

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi.

6. Bú mẹ giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS

Đây có lẽ là một trong những lý do quan trọng nhất của việc cho trẻ bú mẹ (bao gồm cả bú đêm). Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ đột tửtrẻ sơ sinh SIDS (hay thường gọi là 'chết trong nôi khi ngủ') giảm khoảng 50% ở những trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong một tháng và bú mẹ kéo dài.

7. Bé bú mẹ hoàn toàn, mẹ được ngủ nhiều hơn

Thời gian mẹ thức dậy vào ban đêm cho con bú thực chất không nhiều bằng việc thức dậy pha sữa cho con. Cụ thể là khi cho bé bú hoàn toàn, mẹ sẽ được ngủ nhiều hơn từ 40 phút đến 45 phút mỗi đêm. Từ đó, người mẹ sẽ hạn chế được nguy cơ bị mắc trầm cảm sau sinh và đảm bảo sức khỏe

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật