Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Những điều bố mẹ cần biết

Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Hhẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh có nghĩa là đại tràng hoặc một phần của ruột già của bé đã không được hình thành đúng cách, bị tắc hoặc rất hẹp. Một số trẻ còn không có lỗ hậu môn.

Đại tràng là bộ phận hiếm khi bị hẹp nhất trong đường tiêu hóa Bé cần phải được điều trị ngay vì đây là một tình trạng rất nghiêm trọng. 

Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh là một phần ruột già của bé không được hình thành

Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh là một phần ruột già của bé không được hình thành

Triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh là:

- Không có lỗ hậu môn

- Lỗ hậu môn ở vị trí không đúng, chẳng hạn như quá gần với âm đạo

- Có màng che đi lỗ hậu môn

- Ruột không nối liền với hậu môn

- Đường ruột và đường tiểu kết nối với nhau, phân có thể đi qua đường tiểu

- Không đi phân trong vòng 24-48 giờ sau khi sinh ra

- Chướng bụng

- trực tràng kết nối bất thường, hoặc xuất hiện lỗ rò, với đường tiểu hoặc hệ sinh sản

- nôn mửa

Trẻ sơ sinh bị hẹp hậu môn còn có thể mắc phải các dị tật khác như:

- Dị tật thận hoặc đường tiểu

- Cột sống bất thường

- Dị tật khí quản

- Dị tật thực quản

- Dị tật tay và chân

- Hội chứng Down

- Bệnh Hirschsprung (Bệnh học ngoại phình đại tràng bẩm sinh)

- Hẹp tá tràng

- Dị tật tim bẩm sinh.

Nguyên nhân gây hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh

Vẫn chưa biết được nguyên nhân gây ra hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh Tình trạng này có thể do khiếm khuyết gen di truyền. Đây là một dị tật bẩm sinh phát triển khi trẻ chưa được sinh ra, thường xảy ra từ tuần 5 đến tuần 7 của thai kỳ. Trong thời gian này, hệ thống tiêu hóa của trẻ sẽ phát triển và cụ thể hơn hậu môn sẽ hình thành.

Thực hiện chế độ ăn uống cho bé thật hợp lý để tránh táo bón

Thực hiện chế độ ăn uống cho bé thật hợp lý để tránh táo bón

Điều trị hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh

Các lối sống sau đây có thể giúp bạn và con bạn đối phó với tình trạng hẹp hậu môn:

- Thay đổi chế độ ăn uống và mức độ hoạt động của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh thích hợp để làm giảm táo bón hoặc đi phân không tự chủ

- Giúp con học cách sử dụng hậu môn giả

- Sử dụng các thiết bị để kích thích các dây thần kinh trong ruột

- Thực hiện thêm phẫu thuật khác để cải thiện khả năng kiểm soát ruột, nếu cần thiết.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật