Lưu ý một số tư thế ngồi mẹ bầu cần tránh khi mang thai
Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang bầu không nên đi lại quá nhiều, leo cầu thang, không nên đứng quá lâu một chỗ và nên nằm nghiêng sang trái để thai nhi dễ dàng nhận oxy cũng như chất dinh dưỡng từ mẹ.
Đối với động tác ngồi cũng có những nguyên tắc riêng mẹ cần ghi nhớ để đảm bảo an toàn nhất cho thai kỳ
Tư thế ngồi chuẩn cho mẹ bầu
Ngồi khi mang bầu đặc biệt là khi ngồi làm việc nhiều giờ mẹ cần nhớ:
- Luôn ngồi thẳng lưng, vai hơi đẩy ra sau, không thõng lưng cũng không đẩy người.
- Nên ngồi sâu vào trong ghế, mông chạm vào lưng ghế để đảm bảo lưng tìm được điểm tựa tốt, nên trang bị thêm gối đệm ở chỗ đường cong của lưng, như thế mẹ bầu sẽ ít bị mỏi và đau lưng
- Khi ngồi, bạn không gác quá cao chân hay bắt chéo chân, hãy bảo đảm bàn chân đặt thoải mái trên sàn (hoặc đặt chân thoải mái trên chiếc ghế thấp kê chân), đầu gối tạo góc 90 độ, phân bố đều trọng lượng cơ thể ở cả hai bên hông.
- Khi ngồi ghế xoay, đừng vặn eo khi đang ngồi, thay vào đó, mẹ cần xoay cả người.
- Không nên ngồi lâu quá 30 phút, hãy thường xuyên đứng lên, duỗi người, đi lại một chút, uống nước… Khi đứng lên, mẹ hãy dịch người về trước rồi đứng dậy bằng cách đứng thẳng chân, tránh chồm người để đứng dậy.
Những tư thế ngồi cấm kỵ, có thể gây hại cho mẹ bầu
Ngồi bắt chéo chân
Đây là tư thế ngồi cực kỳ có hại cho sức khỏe chẳng hạn như dễ dẫn đến giãn tĩnh mạch chân (do máu bị cản trở lưu thông), chèn ép thần kinh ở đùi, gây viêm khớp thoái hóa sớm, chân, hông cột sống cũng có thể biến dạng phụ nữ mang thai ngồi tư thế này sẽ càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng sưng phù chân trong thai kỳ.
Ngồi không có lưng tựa
Hãy cung cấp chỗ dựa để cho lưng và cột sống của bạn được nghỉ ngơi cũng như để giúp giữ lưng thẳng, giảm tình trạng đau lưng ê ẩm. Vậy nên bạn đừng ngồi ghế đẩu hay ghế tựa lưng thấp.
Ngồi ngả người về trước
Thay vì ngả ra sau, nhiều người làm việc bàn giấy lại có thói quen chồm, đẩy người về trước như muốn tựa vào bàn. Đừng làm như vậy, nhất là khi mang thai vì tư thế này sẽ tạo áp lực lên bụng bầu, không chỉ khiến mẹ bất tiện mà còn không tốt cho con.
Nửa nằm nửa ngồi
Đây cũng là một tư thế ngồi thường thấy khi ở nhà, và cũng tạo thêm nhiều áp lực không cần thiết lên cột sống. Đó là lý do vì sao mẹ sẽ cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu.
Ngồi chùng lưng, thõng vai
Đây là tư thế thường được tưởng là thoải mái nhất nhưng thực tế lại hoàn toàn không tốt, nhất là với phụ nữ có thai. Cột sống của mẹ vốn đã ở trạng thái căng thẳng vì trọng lượng tăng lên và trọng tâm cơ thể bị lệch, tư thế ngồi này lại càng khiến cho tình hình xấu thêm.
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:00 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:08 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:04 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:08 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:04 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:08 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:04 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:05 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:09 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:08 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023