Mẹ cần biết 6 điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh có thể là vấn đề khiến nhiều bố mẹ trẻ lúng túng vì chưa có kinh nghiệm. Cha mẹ nên tham khảo và tránh những điều cấm kỵ dưới đây để trẻ luôn khoẻ mạnh.

Chăm sóc trẻ sơ sinh là những việc làm không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt là đối những người lần đầu làm mẹ Ai cũng muốn cho con những điều tốt nhất có thể. Nhưng bạn có biết, đối với trẻ sơ sinh có những điều được xem là "cấm kỵ" không?

1. Đừng để bất cứ ai hôn bé của bạn

Trong những tuần đầu đời của trẻ, tiếp xúc với vi trùng và vi khuẩn là vấn đề nghiêm trọng. Hôn và không rửa tay khi tiếp xúc với trẻ có thể lây truyền các bệnh không mong muốn cho trẻ, vì hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn rất non yếu để có thể chống chọi, bảo vệ.

Bố mẹ nên yêu cầu mọi người không hôn bé và rửa sạch tay trước khi ôm, bế bé. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn cũng nên tránh đưa trẻ đến những nơi đông đúc, nơi công cộng, nơi có nguy cơ lây bệnh cao. Sau khoảng thời gian này, bé sẽ sẵn sàng những cuộc phiêu lưu cùng bố mẹ, nên cần kiên nhẫn 1 chút trong thời gian này nhé.

2. Không cần thay đổi sinh hoạt

Trẻ sơ sinh rất cần sự quan tâm, nhưng bạn cũng không cần thiết phải phá vỡ thói quen sinh hoạt của các thành viên trong gia đình Hãy bỏ đi suy nghĩ phải đóng cửa sổ hay kéo rèm thì trẻ mới ngủ ngon hơn. Bạn cũng không cần phải ngăn mọi người xem tivi, nói chuyện hoặc nghe đài nhỏ âm thanh khi bé đang ngủ trưa.

Buổi tối, cũng hãy cố gắng giữ thói quen cũ của bạn. Hãy tắt đèn để tạo thói quen này hàng ngày cho bé. Bạn cũng đừng lo lắng nếu như các anh chị của bé gây ồn trẻ sơ sinh càng tiếp xúc với tiếng ồn sớm thì sẽ càng ngủ ngon hơn, dù bất cứ thời gian nào.

3. Không dùng ti giả quá sớm

Em bé được sinh ra với bản năng mạnh mẽ là bú mút, và sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé lúc này. Mút núm ti giả quá sớm có thể gây nhầm lẫn lịch trình ăn uống của bé. Bé sơ sinh đã quen với hơi ấm cơ thể, nhip tim và mùi hương của bạn vì thế cho con bú là 1 trải nghiệm thoải mái, là quà tặng tuyệt vời dành cho bé của bạn. Dĩ nhiên không phải tất cả các bà mẹ đều có điều kiện để cho con bú.

Nếu trong trường hợp bé của bạn cần phải bú bình hãy làm theo hướng dẫn của bác sỹ. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn cũng đừng bao giờ quên tiệt trùng các dụng cụ trước khi cho bé ăn.

4. Đừng để tã bẩn quá lâu

Đây là việc quan trọng mà bạn cần phải ghi nhớ trẻ sơ sinh bài tiết và đi tiểu nhiều hơn so với đứa trẻ trên 6 tháng tuổi. Điều này có nghĩa là bé cần được thay tã thường xuyên. Kiểm tra tã của bé liên tục để đảm bảo rằng bé không bị ẩm ướt khó chịu. Điều này cũng giúp ngăn ngừa việc hăm tã

Hoạt động thay tã cho bé là những cơ hội tuyệt vời để tương tác, tiếp xúc và “trò chuyện” và tạo nên sợi dây gắn kết với bé. Chính vì vậy, hãy khuyến khích người cha cùng tham gia cùng làm việc này một cách thường xuyên. Rồi anh ấy có thể nhận ra sẽ thực sự thích thú khi làm việc này.

5. Thức ăn dạng rắn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng sữa mẹ và các loại sữa công thức là loại thực phẩm duy nhất mà những bé dưới 6 tháng tuổi có thể hấp thu được. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 4 tháng tuổi thử bất kỳ thực phẩm có dạng rắn nào vì bé không thể nào tiêu hóa được chúng. Việc cho trẻ bắt đầu tiếp xúc quá sớm với những thực phẩm dạng rắn sẽ làm tăng nguy cơ dị ứngbéo phì ở trẻ.

Trong 4 tháng đầu đời của bé, mẹ cũng nên tránh không cho bé uống nước nước ép hay bất kỳ một loại chất lỏng nào khác ngoài sữa nhé! Vì bé vẫn chưa có khả năng “đối phó” với các loại nước này đâu.

6. Trang phục của bé

Trang phục cũng là yếu tố khiến trẻ trở nên khó chịu. Quấn quá nhiều thứ cũng khiến trẻ khó chịu. Bạn nên mặc cho bé nhiều lớp và bạn có thể dễ dàng cởi bớt hoặc mặc thêm vào để giữ nhiệt độ vừa phải cho bé.

7. Đừng bỏ qua các cuộc hẹn với bác sỹ

Hãy chắc chắn bạn có địa chỉ bác sỹ uy tín sẵn sàng thăm khám cho bé khi cảm thấy không ổn. Nếu đây là lần làm mẹ đầu tiên, có thể bạn sẽ lo lắng ngay cả những tình huống bình thường của bé. Tuy nhiên chỉ có người chuyên môn mới có thể khẳng định chắc chắn tình hình. Bác sĩ sẽ là người phân tích đâu là tình huống bình thường và bất thường để đánh giá tình trạng của bé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật