Bí kíp giúp con có sức khỏe để luyện thi nhẹ nhàng

Kỳ thi Đại Học đang tới rất gần. Nhiều bậc cha mẹ vô cùng lo lắng không biết làm thế nào để con có đủ sức khỏe vượt qua kỳ thi này.

“Chạy sô” luyện thi đến…. ngất xỉu

Tưởng rằng thi xong tốt nghiệp, việc học sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng càng gần những ngày thi Đại Học, lịch học của Trần Ánh Mai, Trường PTTH Hai Bà Trưng (Hà Nội) càng dày đặc. 7h30 Mai đã phải đi hơn 5 km đến lò luyện thi sau đó 11 giờ học xong tranh thủ về nhà ăn cơm, chiều lại phóng xe đi gần chục cây số từ Đại La đến Cầu Giấy, chiều tối học xong lại vội vàng về nhà học gia sư.

Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp Mai quay cuồng vì “chạy sô” ôn thi ĐH. Gần đây thấy con mệt mỏi mẹ Mai đã thuê hẳn người đưa đón, nhưng cứ về đến nhà là cô bé nằm dài, bỏ ăn vì mệt. Lo cho con nhưng sợ con thi trượt ngày nào mẹ Mai cũng ép con cố gắng nốt 3 tuần nữa… cho đến hôm Mai ngất xỉu tại lò luyện thi. 

Nhiều học sinh bị căng thẳng và mệt mỏi quá độ khi chuẩn bị thi cử

Nhiều học sinh bị căng thẳng và mệt mỏi quá độ khi chuẩn bị thi cử

Bí kíp giúp con vượt qua kỳ thi Đại Học nhẹ nhàng

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho biết, không ít phụ huynh nghĩ đơn giản rằng chỉ cần cho con đi học thầy xịn, luyện thi ở “lò ngon” là được rồi thế nhưng trước những kỳ thi quan trọng như kỳ thi ĐH, nếu cha mẹ “hỗ trợ” không khéo léo lại thành phản tác dụng.

“Suy nhược thần kinh dễ xảy ra với người bị mệt mỏi kéo dài, tâm lý căng thẳng do phải lao động trí óc quá tải và chịu sức ép lớn từ gia đình”- ông Hòa cảnh báo.

Từng là một thầy giáo, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng để con thoải mái bước vào kỳ thi trước hết cha mẹ nên hỗ trợ con cái trong việc khuyên con xếp lịch học hành và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể và não có thời gian giải lao, nạp năng lượng. Học tập là một quá trình dài, việc nhồi nhét mấy ngày trước khi thi không làm kết quả tốt hơn, ngược lại, còn gây hại cho não và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý.

Ngoài vấn đề tâm lý, mẹ cần giúp tối ưu năng lượng cho bộ não và thể chất trong giai đoạn nước rút. Tiến sĩ- bác sĩ Phan Bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng Viện dinh dưỡng Quốc gia  tư vấn: “khi não bị quá tải, lại thiếu dưỡng chất bồi bổ sẽ khiến các em học khó vào, nhanh quên, luôn thèm ngủ, nặng hơn là toàn bộ cơ thể mệt mỏi, thậm chí suy kiệt đến mức phải nhập viện.

Để đẩy lùi cơn buồn ngủ nhiều sĩ tử chọn cà phê hay nước tăng lực để đầu óc được tỉnh táo. Điều này phản khoa học vì bộ não vốn đã mệt mỏi lại bị bắt tỉnh táo một cách cưỡng bức sẽ khiến sĩ tử trở nên thiếu minh mẫn trước những ngày thi”.

Cũng theo bác sĩ Nga, khi học thi căng thẳng não cần 3-4 lần năng lượng so với bình thường. Bên cạnh những phực phẩm thông thường thì các thực phẩm chứa thành phần L-Carnitine (hay còn gọi là Vitamin BT). L-Carnitine là thành tố rất quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng cho tế bào não và nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ tim gan và các tế bào miễn dịch  Nói nôm na, dù cơ thể nạp vào nhiều thức ăn nhưng “nhà máy chuyển hóa” không vận hành tối ưu thì năng lượng cho não bộ và thể chất vẫn thiếu hụt.

L-Carnitine có sẵn trong thực phẩm hàng ngày như: thịt, cá, sữa… Tuy nhiên, giai đoạn não và cơ thể cần rất nhiều năng lượng để thức khuya hay làm việc tăng cường thì thực phẩm hàng ngày khó có thể đáp ứng lượng L-carnitine cần thiết.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật