Mách nước một số phương thức hạn chế độc tố trong thức ăn

Bạn cần biết một số biện pháp để hạn chế thuốc trừ sâu, độc tố dioxin, hóa chất BPA trong nhựa nhằm bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

Thức ăn là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể chúng ta tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, đó cũng là nơi ẩn chứa nhiều độc tố có hại cho sức khoẻ. Những cách xử lí thông minh sẽ giúp bạn loại bỏ được chất có hại, giúp cơ thể khoẻ mạnh. 

Thuốc trừ sâu

Với sự phát triển trong nông nghiệp, ngày càng có nhiều sản phẩm thuốc trừ sâu được sản xuất. Khi chúng sót lại trên thức ăn có thể làm hệ thần kinh của người ăn bị ảnh hưởng, có loại lại khiến rối loạn hoóc-môn, gây ra những biến đổi bất thường, có loại thấm vào cơ thể để tạo ra những căn bệnh nguy hiểm về lâu dài…

Để hạn chế việc rau củ, trái cây còn chứa dư lượng thuốc trừ sâu, cần lựa chọn những sản phẩm đảm bảo uy tín, hạn chế sử dụng những trái cây dễ chứa hàm lượng thuốc trừ sâu cao như táo, cần tây… 

Bạn nên tự trồng rau hoặc mua những thực phẩm dày vỏ như dừa, chuối… để an tâm về việc ảnh hưởng không quá nhiều của thuốc trừ sâu. Khi chế biến, ngoài việc rửa nhiều lần dưới vòi nước chảy, loại bỏ vỏ, cần có thêm những bước xử lí khác cho phù hợp như ngâm nước muối…

Dioxin

Được biết đến là loại hoá chất gây ung thư Trong quá trình đốt cháy của các hoạt động từ sản xuất công nghiệp đến núi lửa, đốt rác… dioxin được thoát ra. Dù có hàm lượng thấp nhưng nó có mặt ở mọi nơi. 

Theo các chuyên gia 90% hàm lượng dioxin mà những người sống trong môi trường trong lành tiếp xúc là qua thức ăn, chủ yếu là thịt, cá... Bạn nên chọn những loại gia cầm ít mỡ, giảm bớt lượng mỡ động vật trong mỗi bữa ăn để hạn chế tác động của chất này đến cơ thể.

BPA 

Những sản phẩm nhựa có màu trong và cứng như hộp thức ăn, chai nước hay bình sữa trẻ em… đều cần có hoá chất BPA (Bisphenol A). Khi dùng các sản phẩm này đựng thức ăn chứa axít hoặc sản phẩm bị làm nóng, bị nứt… chất này có thể rò rỉ vào thực phẩm  

Theo các nhà khoa học, BPA có thể liên quan đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư vú ung thư tuyến tiền liệt bệnh tim mạch và thậm chí là vô sinh Để hạn chế việc rò rỉ BPA, bạn nên sử dụng đồ đựng thực phẩm bằng các chất liệu khác hoặc mua sản phẩm nhựa uy tín, không có BPA. Không nên dùng hộp nhựa cho lò vi sóng, máy rửa chén. Nhiệt độ của thực phẩm khi dùng hộp đựng cần ở mức trung bình.

PHA và HCA

Đây là 2 độc tố sẽ xuất hiện khi chế biến thực phẩm ở nhiệt độ quá cao. Nhất là ở phương pháp nướng. Khí độc PHA (polycyclic aromatic hydrocarbon) bám vào thức ăn qua khói. Còn HCA (heterocyclic amine) là độc tố điển hình khi chế biến những thực phẩm chứa protein ở nhiệt độ lớn. Hai độc tố này rất có hại cho sức khoẻ người ăn. Đặc biệt, PHA có thể gây ung thư  

Để giảm bớt những độc tố này, các chuyên gia khuyến cáo trước khi nấu thực phẩm nên quết một lớp nước sốt. Bạn có thể tự tạo nước sốt từ dầu, dấm, hành, rau, bột và gia vị đi kèm. Sử dụng nhiệt độ thấp hoặc vừa phải để làm chín thực phẩm hạn chế tạo khói, không ăn thực phẩm cháy xém, cháy đen, nhất là khi dùng đồ nướng. Hạn chế những món ăn cần sử dụng nhiệt độ lớn cho bữa ăn gia đình.

Như vậy, chỉ cần một chút để ý, bạn có thể loại bỏ tương đối những độc tố có hại cho sức khoẻ ra khỏi mâm cơm gia đình

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật