Hành trình hồi sinh bé gái được mổ lấy thai từ người mẹ bị tim bẩm sinh
Mẹ bầu mắc tim bẩm sinh nguy cơ con sinh non là rất cao
Trẻ đẻ non có bệnh tật phức tạp
Trường hợp một phụ nữ trẻ người dân tộc Tày (quê ở xóm Héc Chang, xã Đại Tiến, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) dù biết mình mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng vẫn muốn thực hiện thiên chức làm mẹ Trước khi vĩnh viễn ra đi, các bác sĩ đã kịp thời cứu sống giọt máu của chị - một bé gái nặng 2kg ở tuần thứ 32 của thai kỳ
Đến thời điểm hiện tại đã hơn một tháng trôi qua, BS. Cao Thị Bích Hảo, khoa Nhi, BV Bạch Mai – người trực tiếp hồi sức tích cực cho cháu bé lúc bấy giờ vẫn không thể nào quên hình ảnh một bé gái chào đời trong hoàn cảnh đầy thương cảm. BS. Hảo nhớ lại: “Điều mà chúng tôi lo lắng nhất lúc bấy giờ là khi mổ cứu thai nhi ra khỏi bụng mẹ thì em bé chưa có nhịp tim Ngay lúc đó, ekip các bác sĩ khoa Nhi đã nhanh chóng tiến hành hồi sinh tim phổi bằng các biện pháp như: ép tim, đặt ống bóp bóng qua nội khí quản, bơm adrenalin qua nội khí quản... Đáng mừng, chỉ sau khoảng hai phút hồi sức tích cực, tim cháu bé đã đập trở lại, bé hồng hào hơn, có những phản xạ của sự sống và được chuyển về khoa Nhi để hồi sức tiếp tục”.
Tại khoa Nhi, bé được nuôi dưỡng hết sức cẩn thận trong lồng ấp. BS. Hảo cho biết, trẻ được thở máy, tiếp tục hồi sức tích cực nhưng tình trạng của cháu bé rất nặng và phức tạp, nồng độ oxy trong máu SpO2 không đảm bảo, các bác sĩ nghi ngờ trẻ mắc tim bẩm sinh. Ngay lập tức trẻ được siêu âm tim, kết quả cho thấy có tăng áp lực động mạch phổi, nhưng không thấy bất thường cấu trúc tim nên khả năng trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không có. Sau đó, các bác sĩ tiếp tục tiến hành siêu âm thóp của trẻ thấy tưới máu não kém. Kết quả chụp X-quang phổi có hình ảnh phổi mờ xấu.
Trước tình trạng bệnh tật phức tạp và nguy kịch như vậy, bác sĩ điều trị đã xin ý kiến hội chẩn chuyên môn với lãnh đạo khoa Nhi, đặc biệt cân nhắc đến tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng là do tăng áp lực động mạch phổi hay do bệnh màng trong gây ra. Sau khi hội chẩn kỹ càng, các bác sĩ quyết định sử dụng thuốc điều trị bệnh lý thiếu hụt chất surfactant cho trẻ. Bên cạnh đó, trẻ vẫn được thở máy tích cực dùng thuốc hỗ trợ, và được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch Đáng mừng là chỉ sau 2 giờ đồng hồ sau khi sử dụng thuốc đã chỉ định, tình trạng của trẻ tốt lên rõ rệt, các thông số máy thở giảm dần đặc biệt nồng độ oxy thở vào giảm xuống rõ rệt.
Đánh giá về ca bệnh này, các bác sĩ cho biết, tình trạng cháu bé hết sức nguy kịch trong hai ngày đầu tiên, tiên lượng tử vong cao. Tuy nhiên, sau khi được sử dụng thuốc surfactant thì bệnh nhi nhanh chóng ổn định. Điều này cho thấy vai trò quyết định hợp lý của lãnh đạo và tập thể bác sĩ, điều dưỡng khoa Nhi giúp cứu nguy cho bệnh nhân. Sau 7 ngày thở máy, bệnh nhi được rút ống nội khí quản và được cho thở oxy, 3 ngày sau bệnh nhi đã có thể tự thở được. Đến nay sau hơn một tháng được điều trị tích cực, bệnh nhi đã khỏe mạnh ra viện ngày 28/9/2016 với sức khỏe ổn định, cân nặng đã đạt 3,2kg.
Những người mẹ hiền thứ hai…
Hiện tại, bé gái đã được khai sinh với cái tên Đặng Thị Bé. Hàng ngày, Bé được bố và bà ngoại chăm sóc cẩn thận từng li từng tí. Khi chúng tôi đến thăm Bé cũng là lúc gia đình đang chuẩn bị thu dọn đồ đạc để đưa Bé về nhà. Nhìn đứa cháu gái bé bỏng đang ngủ ngoan trên tay, bà ngoại Bé không giấu nổi niềm vui mừng, bà nói: “Chẳng biết phải cảm ơn các bác sĩ thế nào, cháu nó không may mất mẹ khi vừa đẻ ra, nếu không có các bác sĩ cứu thì cháu không có được như ngày hôm nay…”.
Bà còn kể cho chúng tôi rằng, Bé là đứa cháu đầu tiên của gia đình, mọi việc chăm bẵm trẻ nhỏ bà hầu như chưa quen. Quá trình Bé nằm điều trị ở khoa Nhi, được các y bác sĩ túc trực 24/24, theo dõi sát sao tình trạng của cháu cũng là lúc các y bác sĩ ở đây hướng dẫn tận tình cho bà mọi việc từ cách cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ như thế nào, tắm cho bé ra sao,… Chính vì thế bà mới có thể thực hiện mọi việc thuần thục như bây giờ. Thậm chí, các cô y tá, điều dưỡng còn đi xin sữa của các mẹ để cho Bé ăn, chăm sóc cẩn thận không khác gì con đẻ của mình vậy.
Nhớ lại quá trình chăm sóc Bé trong phòng sơ sinh BS. Hảo cho biết, lúc đầu bé được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch đến 12 ngày tuổi thì đã có thể tự bú được 20ml sữa/bữa. Nhận thấy tình trạng sức khỏe của bé tiến triển tốt lên nhanh chóng, các y bác sĩ đã chuyển bé ra khỏi lồng ấp và cho ra ngoài điều trị.
BS. Lê Thị Lan Anh – bác sĩ điều trị cho Bé chia sẻ: “Điều rất mừng là con tăng cân đều đặn, cứ mỗi lần báo tin cho bà ngoại biết về tình trạng sức khỏe của cháu đã khá hơn thì bà ngoại như vỡ òa vì mừng quá. Bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra được bố mẹ chăm sóc cũng là điều hết sức bình thường thì với em bé này lại không thể có được những điều bình thường như thế. Tuy cháu chưa thể ý thức được điều đó nhưng bản thân các y bác sĩ chúng tôi đều cảm nhận được đó là nỗi mất mát quá lớn cho nên ai cũng rất thương Bé và dành cho Bé sự chăm sóc, thương yêu nhất có thể”.
BS. Nguyễn Thành Nam, Phụ trách khoa Nhi cho biết, việc cứu sống cháu Đặng Thị Bé là một trong nhiều ca bệnh tương tự đã thực hiện tại BV Bạch Mai và khoa Nhi. Có được kết quả này là nhờ vào sự chỉ đạo quyết liệt của ban giám đốc BV Bạch Mai; sự quyết tâm thực hiện liên kết Sản-Nhi và các chuyên ngành khác của lãnh đạo tiền nhiệm khoa Nhi, khoa Sản là PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng và TS. Nguyễn Việt Hùng. Bên cạnh đó là sự đoàn kết, quyết tâm phát triển mạnh mô hình này của lãnh đạo và tập thể các bác sĩ, điều dưỡng khoa Nhi, khoa Sản hiện tại với nỗ lực cứu sống được người bệnh là trên hết.
Đặng Thị Bé ra đời trong hoàn cảnh đầy thương tâm, khi em cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc người mẹ mang nặng đẻ đau vĩnh viễn ra đi. Nói như bà ngoại của Bé thì chính các y bác sĩ khoa Nhi là những người mẹ hiền thứ hai chăm sóc cho em những tháng ngày đầu đời. Những người mẹ hiền ấy cũng luôn tâm niệm rằng, rồi đây Bé sẽ khôn lớn từng ngày, gặp nhiều may mắn và sống thật hạnh phúc bởi cuộc sống luôn chứa đựng nhiều điều tốt đẹp và diệu kỳ.
- 3 đặc điểm xuất hiện khi bé chào đời chứng tỏ con phát... (Thứ bảy, 09:33:08 08/05/2021)
- Con mới sinh hễ bú no là trớ sạch, mẹ khóc lóc cầu cứu bác... (Chủ nhật, 13:22:09 21/03/2021)
- Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ... (Thứ Ba, 13:39:02 16/03/2021)
- 6 loại rau bổ huyết, làm sạch tử cung: Bà đẻ ăn nhiều để... (Thứ tư, 13:35:00 10/03/2021)
- Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh... (Thứ bảy, 15:20:02 10/10/2020)
- ThS Nguyễn Kiên Cường: Không sinh mổ liên tiếp sớm hơn 2 năm (Thứ năm, 11:35:00 28/02/2019)
- 5 bí mật bất ngờ về các cặp sinh đôi mà ít người biết (Thứ Hai, 13:37:09 25/02/2019)
- Mách nhỏ 20 điều bạn học được khi làm mẹ lần đầu tiên (Thứ sáu, 10:50:00 22/02/2019)
- Lưu ý vài điểm để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng (Thứ tư, 16:00:01 20/02/2019)
- Sau đẻ có nên nằm than để lấy lại vóc dáng hay không? (Thứ Ba, 13:55:09 19/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023