Ngôi thai ngược là gì? Các yếu tố khác ảnh hưởng đến ngôi thai ngược

Ngôi thai ngược là gì?

Bình thường khi sinh phần đầu của bé sẽ ra trước Nếu phần chân gối ra trước sẽ được gọi là ngôi thai ngược Giữa tuần thứ 29 đến 32, khoảng 15% bé sẽ bắt đầu xoay mông xuống dưới. Tư thế này rất thường gặp ở quý thứ hai. Về cơ bản, nguy cơ ngôi thai ngược liên quan đến tuổi thai của bé.

Khi sinh, nếu phần chân, gối ra trước sẽ được gọi là ngôi thai ngược

Khi sinh, nếu phần chân, gối ra trước sẽ được gọi là ngôi thai ngược

Khi bạn bắt đầu cơn chuyển dạ đa số các bé nằm nghiêng, mặt bé quay sang trái hoặc phải của mẹ. Với ngôi thai ngược, đầu của bé sẽ nằm trong vùng dưới cơ hoành khung sườn.

Các loại ngôi thai ngược

Ngôi mông đủ: phần mông sẽ được sinh ra trước, đầu gối bé co lại, đùi gập vào người, tư thế ngồi xổm này như tư thế điển hình của thai trong bụng mẹ.

Ngôi mông thiếu: phần mông bé ra trước, chân duỗi thẳng lên đầu.

Ngôi ngược kiểu chân: chân bé sẽ thấp hơn mông. Khi sinh, chân bé sẽ ra trước.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến ngôi thai ngược

- Mang đa thai

- Thể tích nước ối bất thường (đa ối hoặc thiểu ối). Đây là dấu hiệu cho thấy thai kì có bất thường.

Yếu tố ảnh hưởng là mẹ mang đa thai

Yếu tố ảnh hưởng là mẹ mang đa thai

- Bé có bất thường

- Mẹ đã có hơn 4 con trước đó. Lúc này tử cung và các cơ vùng chậu đã bị giãn rồi.

- Tử cung của mẹ có bất thường. Hình dạng tử cung ảnh hưởng rất nhiều đến tư thế và ngôi của bé.

- Nhau bám ở vị trí thấp trong tử cung (nhau tiền đạo)

- Khung chậu nhỏ hoặc có chấn thương, gãy xương chậu trước đó

Nhau bám tiền đạo

Nhau bám tiền đạo

- Đã từng sinh mổ trước đó.

Nếu biết trước bé là ngôi thai ngược, bà bầu nên làm gì?

- Việc này phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của bà bầu và tư thế của bé. Nếu bé có ngôi mông thiếu chẳng hạn, bác sĩ sẽ vẫn có thể cho sinh thường mặc dù không thể chắc chắn là thành công 100%.

- Thường thì bác sĩ sẽ gắn 1 đầu điện cực trên bụng mẹ ngay vị trí có mông bé và 1 điện cực cho mẹ, rồi theo dõi bằng máy. Cách này sẽ giúp nhận ra nhanh chóng bất kì thay đổi nào của mẹ và bé Nếu cần, có thể phải sinh mổ.

Sinh mổ là giải pháp an toàn nhất

Sinh mổ là giải pháp an toàn nhất

- Cũng có trường hợp bà bầu sẽ lựa chọn phương pháp đẻ không đau Trong phương pháp này bà bầu sẽ được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau đồng thời ngăn cảm giác mắc rặn trước khi cổ tử cung mở hoàn toàn.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật