Bệnh nứt da tróc vảy thường gặp trong mùa lạnh và cách chữa trị

Da tay tôi hay bị tróc vảy và có những vết nứt rất đau, cứ vết nứt này lành thì lại có vết nứt khác và các vết nứt cũ nếu đã lành thì vài hôm lại nứt ra rất khó chịu. Đồng thời tôi cũng bị ra mồ hôi tay và chân, tuy không nhiều chỉ lấm tấm nhưng rất khó chịu. Xin hỏi tôi bị bệnh gì và có thể điều trị như thế nào?

Thu Lan  (Email: [email protected])

Theo thư bạn mô tả thì đó là tình trạng á sừng - là danh từ trước đây được dùng để chỉ các bệnh khô da nứt da, bong da ở bàn tay bàn chân tiến triển dai dẳng. Đây có thể là một trong các biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa một bệnh da khá phổ biến. Ngoài ra các bệnh vẩy nến, ezema cũng khiến da chân tay nứt nẻ, tuy nhiên bệnh liên quan mật thiết với gió lạnh, hanh khô... Biểu hiện thương tổn ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể và ở một số người thì biểu hiện rõ rệt nhất ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Ngoài ra cũng có thể là tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng hay kích ứng ở bàn tay với các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hằng ngày như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh...

Thương tổn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn nhiễm nấm phối hợp. Bệnh tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Các phương pháp điều trị hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm như gentrisone, fucicort... Nếu được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố kích ứng nêu trên, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da và nứt nẻ ngày càng nặng thêm.

Lưu ý: bạn cần giữ ẩm cho da bằng cách bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc tiếp xúc với chất kích ứng và sau khi rửa tay; tránh thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng thịt gà ; tăng cường rau quả tươi rau xanh có nhiều vitamin C, E như giá đỗ cà chua các loại đậu cam bưởi đu đủ cà rốt Còn tình trạng ra mồ hôi tay chân là do rối loạn thần kinh thực vật, khắc phục bằng cách thường xuyên rửa tay sạch đi dép thoáng. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Đôi khi dùng thuốc Đông y cũng có tác dụng thu liễm mồ hôi Vì vậy, có thể khám bác sĩ Đông y để được tư vấn cách điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật