Chớ xem thường những dấu hiệu nhỏ nhặt, có thể rất nguy hiểm

Nhiều người cứ nghĩ tật nghiến răng, mắt đổ ghèn hay chảy nước dãi là hiện tượng bình thường, nhưng đây có thể là dấu hiệu của bệnh.

Nghiến răng

Nghiến răng là sự nghiến hoặc siết chặt răng một cách quá mức. Đây là dạng rối loạn giấc ngủ Hiện tượng này gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.

BS Tạ Thị Trúc Mai - Phòng răng Hàm Mặt, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, nguyên nhân gây nghiến răng đến nay vẫn chưa rõ, được quy là do yếu tố di truyền; suy nhược thần kinh căng thẳng lo âu quá mức; sốc tâm lý, bất thường trong giấc ngủ như gặp phải ác mộng; đang mắc một số bệnh về răng như viêm chân răng viêm lợi nướu bệnh nha chu co cứng các cơ hàm viêm khớp thái dương; đang mắc các bệnh do ký sinh trùng đường ruột như giun, sán; bệnh nhân đang sử dụng một số thuốc chống trầm cảm an thần, suy nhược cơ thể; hoặc thói quen uống bia rượu hút thuốc lá…

Ở một số trường hợp, trẻ bị đau tai hoặc răng đang mọc, răng trên và răng dưới của trẻ không ăn khớp với nhau làm trẻ khó chịu, động tác nghiến răng làm trẻ dễ chịu hơn và trở thành thói quen. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ biến mất khi răng trẻ mọc đều, tai không còn đau.

Lực khi nghiến lớn gấp nhiều lần lực khi nhai nên sẽ gây ra âm thanh khó chịu, đánh thức cả người xung quanh. Nghiến quá chặt còn gây mòn răng, răng bị mất lớp men bảo vệ, để lộ ra lớp ngà của răng, khiến răng tăng độ nhạy cảm, nứt gãy răng hoặc cầu răng, lung lay hoặc rụng.

Ngoài ra, nghiến răng còn gây đau hoặc tức cơ hàm, mở rộng các cơ quai hàm đau tai do co thắt cơ hàm nhức đầu đau mặt do co cứng các cơ hàm đau khớp thái dương hàm, mặt biểu hiện mệt mỏi gây khó khăn cho việc há miệng, nhai và nói chuyện.

Ở trẻ, nghiến quá nhiều, các cơ hoạt động quá mức làm phì đại cơ cắn ở hai bên, có thể làm khuôn mặt bị mất cân xứng. Có một số trường hợp trẻ nghiến răng nhưng không phát ra âm thanh, không đau và chỉ phát hiện khi khám răng do thấy vết mòn trên bề mặt răng sữa

Theo BS Tạ Thị Trúc Mai, khi bị chứng nghiến răng, cần đi khám tại khoa răng hàm mặt hoặc thần kinh để tìm hiểu nguyên nhân. Tùy vào mức độ tổn thương trên răng mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Có thể phải mang máng nhai bằng nhựa mềm vào buổi tối để giữ răng không bị mòn hoặc mài bớt những điểm nhô trên răng để khớp cắn ăn khớp và đều nhau.

Cần thay đổi lối sống ăn uống điều độ tập thể dục thường xuyên để giảm stress Với trẻ nhỏ, thiếu canxi cũng có thể là nguyên nhân gây nghiến răng nên cần bổ sung đủ canxi trò chuyện với trẻ trước khi ngủ để giúp trẻ bớt căng thẳng sợ hãi, áp lực bài vở.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật