Những trường hợp nào không nên đưa trẻ đi tiêm chủng?

Ngoài sốt, sau khi tiêm chủng trẻ còn có những phản ứng gì nữa, thưa bác sĩ? Những trường hợp nào không nên đưa trẻ đi tiêm chủng?

Nguyễn Thị Huế (Nghệ An)

Sau khi tiêm chủng trẻ có thể có những phản ứng hết sức bình thường như: sốt nhẹ - đây là phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày, vì thế không cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (việc dùng thuốc đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ). Chỉ dùng thuốc khi trẻ sốt trên 39oC; Sưng đỏ đau chỗ tiêm: đây là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Việc tiêm chủng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho trẻ khi đang sốt cao

Việc tiêm chủng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho trẻ khi đang sốt cao

Nếu trẻ kêu đau hay chỗ tiêm sưng nhiều có thể chườm lạnh để làm giảm đau và giảm sưng; Dị ứng: có thể là ban mề đay ngứa toàn thân và thường tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì nên dùng thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ; Các phản ứng khác (hiếm gặp): tai biến thần kinh viêm hạch viêm não Đây là các phản ứng thường nặng, vì thế cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị.

Tiêm chủng là một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn nhiều đại dịch bệnh nguy hiểm. Việc đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tiêm chủng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho trẻ như: đang sốt cao, đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, đang bị viêm da mủ hoặc bệnh chàm ngoài da; mắc một bệnh mạn tính đang tiến triển như lao phổi tràn dịch (có nước) màng phổi..., nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính...) hoặc mới khỏi các bệnh nói trên, nhưng còn đang trong thời kỳ hồi sức. Những trường hợp này nên được hoãn lại và chờ ý kiến quyết định của bác sĩ chuyên khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật