Bật mí cho mẹ bầu sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

Vào tuần thứ 34, thai nhi đã có sự phát triển gần như hoàn thiện và tiến đến ngày chào đời. Hãy cũng tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi nhé.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này nặng khoảng 2 cân, cao khoảng 44cm. Bé đã sẵn sàng để ra khỏi bụng mẹ, lúc này phần đầu bé sẽ chúc dần xuống dưới.

Các bác sĩ sẽ bắt đầu lưu ý đến vị trí bé nằm trong những tuần sắp tới vì một số bé có thể quay 180 độ (đầu lại quay lên trên) bất cứ lúc nào trong giai đoạn này.

Sọ não của thai nhi vẫn chưa có sự gắn kết, các mảnh xương sọ vẫn rời nhau… để bé có thể “lọt” qua cổ tử cung chật hẹp. Nhưng các phần xương khác trong cơ thể đang ngày càng cứng cáp. Làn da của bé cũng bớt đỏ và ít nhăn nheo hơn.

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

Sự thay đổi của người mẹ

Nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn thì giai đoạn này đầu bé có thể đã lọt xuống hố chậu và thúc vào tử cung Tuy nhiên, nếu là lần mang thai tiếp theo thì hiện tượng này chỉ xảy ra khoảng 1 tuần trước khi chuyển dạ và đôi khi tới tận lúc chuyển dạ mới xảy ra.

Ở tuần thai này, nhiều bà bầu cũng gặp phải tình trạng phù nề ở chân, tay, mặt và mắt cá chân. Đây là trạng thái giữ nước của cơ thể và nó thường sẽ trở nên tồi tệ khi thời tiết ấm và vào cuối ngày. Để giảm bớt tình trạng phù nề bạn nên uống nước thường xuyên nhé. Đặc biệt là thai nhi cần rất nhiều nước, thế nên bà bầu đừng bao giờ để cơ thể thiếu nước nhé. 

Tuy nhiên, nếu thấy tay hay mặt phù, sưng húp thì nên gọi cho bác sĩ ngay, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật

Ở tuần thai này mẹ có thể gặp các hiện tượng phù nề

Ở tuần thai này mẹ có thể gặp các hiện tượng phù nề

Kế hoạch ưu tiên

Đến giai đoạn này thì bạn có sự chuẩn bị chu toàn mọi thứ để có thể sẵn sàng lâm bồn bất cứ lúc nào nhé. Hãy kiểm tra lại danh sách chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé để đảm bảo bạn không mua thiếu thứ gì. Nhờ sẵn một người sẽ giúp bạn nấu nướng trong những tuần đầu tiên sau sinh.

Luôn mang theo số điện thoại của người thân, bác sĩ, hàng xóm và cả bệnh viện nơi bạn sinh.

Bàn bạc với chồng để có kế hoạch hợp lý, đảm bảo con lớn của bạn vẫn được chăm sóc chu đáo trong khi bạn bận lo cho em bé sắp ra đời.

Bạn cũng nên tính toán kỹ vấn đề tài chính, để đảm bảo sau khi sinh sẽ không phải lo nghĩ nhiều nhé.

Lời khuyên hữu ích

Giai đoạn này bà bầu có thể trải qua hiện tượng đau nhức ở bộ phận xương chậu Hiện tượng đó có thể do cử động của thai nhi húc vào vùng xương chậu gây ra và có thể còn tiếp diễn đến khi sinh. Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi đau nhức hãy hỏi ý kiến bác sĩ. 

Bạn không thể biết chính xác thời điểm bé sẽ chào đời. Thế nên hãy chuẩn bị kỹ càng mọi thứ từ tuần thai này trở đi nhé. Bạn cũng nên chọn bệnh viện và hoàn tất hồ sơ sinh của trẻ. 

Thời kỳ này cổ tử cung đã bắt đầu mở rộng vì vậy bà bầu không nên ngâm mình trong bồn tắm. Nên tắm nước ấm với vòi sen là phù hợp nhất. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật