Phương pháp điều trị một số nguyên nhân gây ngất thường gặp

Ngất là tình trạng mất ý thức thoáng qua và có thể tự hết. Ngất thường khởi phát nhanh, tiếp theo là phục hồi hoàn toàn và hay lặp lại. Đây là một triệu chứng rất hay gặp và nguyên nhân của nó rất đa dạng. Việc hiểu biết về nguyên nhân, cơ chế và cách xử trí là hết sức quan trọng và cần thiết đối với tất cả mọi người vì nếu không được xử trí đúng, thì từ triệu chứng mất ý thức thoáng qua, rất có thể sẽ dẫn đến đe doạ tính mạng.

Cơ chế chính của ngất là Phương pháp điều trị một số nguyên nhân gây ngất thường gặp tạm thời do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau khi não hết thiếu máu các triệu chứng sẽ mất hẳn, người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn. Người khoẻ mạnh thường có cung lượng máu não từ 50 - 60ml/100g tổ chức/phút, tương đương với 12% - 15% cung lượng tim khi nghỉ. Cung lượng này đủ đảm bảo cho lượng O2 tối thiểu để duy trì ý thức là khoảng 3,0 - 3,5ml O2/100g tổ chức/phút.

Tuy nhiên, ở người lớn tuổi hoặc ở những bệnh nhân bị một số bệnh lý, khả năng đảm bảo O2 cho não bị hạn chế nhiều. Cung lượng máu não ngừng đột ngột từ 6 - 8 giây là đủ để gây ra tình trạng mất ý thức hoàn toàn. Người ta cũng thấy chỉ cần giảm 20% lượng O2 cung cấp cho não cũng đủ gây ra mất ý thức. 

Điều trị ngất trước hết phụ thuộc vào việc tìm nguyên nhân và điều trị chủ yếu là điều trị bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến ngất. Mục đích chính của việc điều trị ngất là dự phòng sự tái phát của ngất và làm giảm nguy cơ tử vong Dưới đây, xin đưa ra phương pháp điều trị một số nguyên nhân gây ngất.

Ngất do thần kinh phế vị: Bên cạnh các biện pháp phòng tránh các yếu tố kích thích gây ngất, có thể áp dụng các biện pháp luyện tập cho bệnh nhân như luyện tập thể lực gắng sức để kích thích thần kinh giao cảm... Khi các biện pháp trên không có hiệu quả thì có thể điều trị thuốc cho bệnh nhân. Người ta đã sử dụng một số thuốc như các chất ức chế thụ thể bêta (như betaloc atenolol, bisoprolol...), theophyllin, ephedrin....

Ngoài ra, những bệnh nhân bị ngất nặng do căn nguyên thần kinh phế vị mà không dự phòng được bằng thuốc cũng có chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn nhằm dự phòng các cơn nhịp chậm do cường phó giao cảm.

Ngất trong hội chứng nút xoang bệnh lý: Các biểu hiện lâm sàng của hội chứng nút xoang bệnh lý thường thấy là nhịp chậm xoang, ngừng xoang, nghẽn xoang - nhĩ và hội chứng nhịp nhanh - nhịp chậm ... Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn là chỉ định điều trị chính cho những bệnh nhân yếu nút xoang có ngất. Khi chưa cấy được máy tạo nhịp, có thể sử dụng một số thuốc làm tăng nhịp tim như isuprel, atropin, theophyllin...

Những bệnh nhân bị hội chứng nút xoang bệnh lý có kèm theo loạn nhịp như ngoại tâm thu, cơn nhịp nhanh hoặc có kèm theo một số bệnh tim thực thể cần phải dùng các thuốc làm nhịp tim chậm hơn như các glycoside trợ tim, các thuốc ức chế beta, các thuốc ức chế calci, và các thuốc chống loạn nhịp như sotalol, amiodarone thì việc cấy máy tạo nhịp lại càng cần thiết.

Ngất trong nghẽn dẫn truyền nhĩ - thất: Ngất thường xảy ra khi có nghẽn nhĩ - thất mức độ cao như nghẽn nhĩ - thất độ 2, nghẽn nhĩ - thất hoàn toàn (độ 3). Một số loại thuốc như  atropine isoprenaline có thể sử dụng được trong trường hợp có nghẽn nhĩ thất thoáng qua hoặc trong trường hợp nghẽn nhĩ thất khi có NMCT cấp thành sau dưới. Trong đại đa số các trường hợp, chỉ định cấy máy tạo nhịp là cần thiết để đảm bảo ngăn ngừa cơn ngất và tử vong cho bệnh nhân. Chỉ định cấy máy tạo nhịp còn áp dụng cho những bệnh nhân ngất có nghẽn nhiều nhánh của bó His hoặc nghẽn nhĩ thất từng cơn.

Ngất do cơn nhịp nhanh trên thất hoặc cơn nhịp nhanh thất: Các cơn nhịp nhanh trên thất thường ít gây ngất, ngược lại nhịp nhanh thất thường có kết hợp với bệnh lý thực thể nặng của tim và thường gây ngất.

Đối với cơn nhịp nhanh trên thất, các thuốc chống loạn nhịp như sotalol, amiodarone, ức chế bêta có tác dụng điều trị cắt cơn và điều trị duy trì dự phòng tái phát.

Ngày nay, với những tiến bộ kỹ thuật, cắt đốt bằng năng lượng sóng radio (RF) các đường dẫn truyền bệnh lý, các đường dẫn truyền phụ, các vòng vào lại là phương pháp điều trị có hiệu quả và là sự lựa chọn hàng đầu.

Trong trường hợp ngất do nhịp nhanh thất, điều trị bằng thuốc tỏ ra có hiệu quả và dung nạp tốt ở những bệnh nhân không có tổn hương thực thể ở tim hoặc có bệnh tim nhưng chức năng tim mới giảm nhẹ.

Các thuốc thường được sử dụng có hiệu quả là cordarone và thuốc ức chế bêta. Đối với những bệnh nhân mà điều trị bằng thuốc không có tác dụng hoặc có nguy cơ rung thất cao như chức năng thất trái giảm nặng thì cấy máy phá rung là chỉ định hàng đầu. Cấy máy phá rung cũng là chỉ định bắt buộc đối với những bệnh nhân có cơn rung thất trên lâm sàng hoặc khi làm các thăm dò chẩn đoán nguyên nhân ngất.

Tuy nhiên, hiện nay giá thành của máy phá rung tự động vẫn còn rất đắt so với mức sống của người Việt Nam. Đối với một số thể nhịp nhanh thất người ta có thể áp dụng biện pháp cắt đốt vòng vào lại gây loạn nhịp bằng năng lượng sóng radio là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả tương đối tốt. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật