6 bộ phận cơ thể dễ truyền vi trùng khi chạm tay vào

Nhiều bộ phận trên cơ thể thường bị bạn bỏ quên khi vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bạn không nên chạm tay vào chúng để tránh lây nhiễm.

Ống tai

Theo giáo sư John K Niparko – chủ nhiệm khoa tai mũi họng-head & phẫu thuật cổ tại Trường Y USC Keck (Mỹ, đưa bất kì thứ gì vào trong ống tai có thể làm rách làn da mỏng ở đường ống tai. Do đó, bạn nên vệ sinh tai một cách cẩn thận nhưng không nên thường xuyên dùng tay ngoáy tai để tránh bị viêm nhiễm.

Mặt

Bạn có thể sử dụng bàn tay để rửa mặt hoặc chăm sóc da Nhưng nếu tay để trên bề mặt có nhiều vi khuẩn dùng tay đó quẹt lên trán, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da mặt Việc thường xuyên đưa tay lên mặt có thể truyền vi khuẩn nhanh chóng. Đồng thời, ngón tay của bạn có chứa các loại dầu làm bít lỗ chân lông trên da mặt và da dễ nổi mụn.

Hậu môn

Theo Jared W. Klein - giám đốc y tế của khoa chăm sóc lâm sàng tại Trung tâm y tế Harborview (Mỹ), hậu môn có chứa vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể. Do đó sau khi đi vệ sinh bạn cần chú ý vệ sinh tay thật sạch.

Miệng

Theo một nghiên cứu mới đây tại Anh, con người có xu hướng đặt ngón tay lên hoặc xung quanh miệng trung bình 23,6 lần mỗi giờ khi họ chán trong công việc. Ngoài ra, họ cũng đặt ngón tay vào miệng 6,3 lần mỗi giờ khi bận rộn. Tuy nhiên việc đặt tay lên miệng làm tăng nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm.

Ngoáy mũi

Theo một nghiên cứu năm 2006 về tai, mũi, họng được đăng trên Tạp chí Infection Control and Hospital Epidemiology, ngoáy mũi làm tăng 51% nguy cơ mang tụ cẩu khuẩn vào trong mũi. Do đó, bạn nên từ bỏ thói quen xấu này.

Mắt

Một trong những nguyên nhân mang vi khuẩn vào Mắt gây ra bệnh mắt đỏ là thói quen dùng tay chạm hoặc chà xát vào mắt khi mỏi mắt. Thay vào đó, bạn nên dùng thuốc rửa mát để giảm cảm giác khô mắt và loại bỏ bụi bẩn.

Da dưới móng tay

Theo bác sĩ David De Berker thuộc Trung tâm Da liễu của Anh: “Móng tay nên cắt ngắn để giảm bớt nguy cơ đưa vi khuẩn từ móng tay vào cơ thể. Dùng bàn chải móng tay nhẹ nhàng để loại bỏ đất và vi khuẩn khỏi da dưới móng tay và ngón tay”.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật