Ai cũng cần biết bệnh quai bị lây qua đường nào để phòng bệnh hiệu quả nhất

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh có thể bùng phát thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên. Tìm hiểu bệnh quai bị lây qua đường nào sẽ giúp chúng ta chủ động phòng tránh, hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Vậy bệnh quai bị lây qua đường nào? Trước hết cần biết ở những người nhiễm bệnh virus sẽ di chuyển từ đường hô hấp (mũi, miệng và cổ họng) vào tuyến mang tai – tại đây virus sẽ bắt đầu phát triển. Điều này khiến cho tuyến nước bọt hai bên mang tai của người bị quai bị sưng to.

Virus cũng có thể xâm nhập vào dịch não tủy – lớp chất lỏng bao quanh và bảo vệ não và cột sống Một khi virus đã có mặt ở dịch não tủy nó có thể lây lan tới các bộ phận khác của cơ thể, hẳng hạn như não tuyến tụy tinh hoàn (ở trẻ em trai và nam giới) và buồng trứng (ở trẻ em gái và phụ nữ).

Cần biết quai bị lây qua đường nào giúp phòng bệnh tốt nhất

Cần biết quai bị lây qua đường nào giúp phòng bệnh tốt nhất

Quai bị lây qua đường nào?

Quai bị có thể lây lan qua những con đường sau:

Người bệnh ho hoặc hắt hơi và người khỏe mạnh xung quanh hít phải bụi nước bọt (có mầm bệnh).

- Người bệnh chạm tay vào mũi, miệng sau đó chuyển virus mang mầm bệnh sang các vật dụng khác, chẳng hạn như tay nắm cửa hoặc bề mặt bàn, ghế, Nếu ai đó tiếp xúc với các vật dụng này sau đó không lâu, virus có di chuyển vào đường hô hấp gây bệnh quai bị Vậy, nếu bạn lo không biết quai bị lây qua đường nào thì hãy cẩn trọng.

- Sử dụng chung dao, chén, đĩa… với người mắc bệnh

- Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng.

- bệnh quai bị cũng có thể truyền từ người nhiễm virus nhưng không có bất cứ triệu chứng nào rõ ràng.

Để phòng chống viêm quai bị, tiêm phòng vắc xin là cách hiệu quả nhất giúp người bệnh không lo sợ bệnh quai bị lây qua đường nào. Những biện pháp khác để phòng tránh viêm quai bị là rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng. Không dùng chung các vật dụng ăn uống (dao, dĩa, chén, bát…). Làm sạch đồ dùng thường xuyên tiếp xúc (đồ chơi, tay nắm cửa…)

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật