Bệnh dày sừng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Bệnh dày sừng là gì?

Bệnh dày sừng do ánh sáng là bệnh làm cho da thôcó vảy khi tiếp xúc với mặt trời, đặc biệt là trên mặt, tay, cánh tay và cổ. Tình trạng này thường gặp ở những người da trắng Mắt xanh.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh dày sừng do ánh sáng không phải là ung thư, và được xem là tổn thương giai đoạn "tại chỗ ung thư da tế bào gai, nghĩa là các tổn thương được giới hạn tại chỗ và không xâm nhập tới các mô khác.

Bệnh dày sừng làm cho da khô

Bệnh dày sừng làm cho da khô

Triệu chứng thường gặp

Bệnh dày sừng do ánh sáng bắt đầu bằng lớp da cứng, dày, có vảy, kích thước như cục tẩy bút chì, có thể ngứa hoặc nóng rát ở vùng da bị ảnh hưởng.

Theo thời gian, các tổn thương có thể biến mất, to lên, vẫn như cũ hoặc phát triển thành ung thư tế bào gai Không có cách nào để bạn biết những tổn thương có thể trở thành ung thư hay không.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dày sừng do ánh sáng bao gồm:

- Mảng da thô, khô, cứng, đường kính nhỏ hơn 2.5 cm

- Mảng da từ bằng phẳng đến lồi lên hoặc sưng to trên da

- Bề mặt cứng giống như mụn cóc trong một số trường hợp

- Màu sắc đa dạng như màu hồng, đỏ hoặc nâu

- Ngứa hoặc nóng rát trong vùng da bị ảnh hưởng

Bệnh dày sừng do ánh sáng thường xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như khuôn mặt, môi, tai, tay, cánh tay, da đầu và cổ.

Các mảng da khô thường là biểu hiện dễ thấy

Các mảng da khô thường là biểu hiện dễ thấy

Nguyên nhân gây bệnh dày sừng 

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này, nhưng việc tiếp xúc lâu dài với ánh sáng mặt trời có thể coi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng dày sừng do ánh sáng. Bệnh thường gặp ở những người da trắng, mắt xanh ở từ 30 hoặc 40 tuổi trở lên.

Thỉnh thoảng, bệnh dày sừng do ánh sáng có thể do việc tiếp xúc nhiều với tia X hoặc một số hóa chất công nghiệp gây ra.

Không tắm nắng trong nhà và nên dùng kem chống nắng

Không tắm nắng trong nhà và nên dùng kem chống nắng

Điều trị bệnh dày sừng

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Ngồi trong bóng râm, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều

- Không tắm nắng

- Không tắm nắng trong nhà

- Mặc quần áo với chiếc nón rộng vành và mang kính râm

- Sử dụng kem chống nắng phổ rộng (UVA/UVB) với hoặc cao hơn mỗi ngày.

- Dùng 2 muỗng canh kem chống nắng cho toàn bộ cơ thể, 30 phút trước khi đi ra ngoài. Bạn cần bôi lại sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi bơi hay ra mồ hôi quá nhiều

- Không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời Kem chống nắng nên được sử dụng cho trẻ sơ sinh hơn sáu tháng tuổi

- Khám da mỗi tháng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật