Các bệnh gây ra hiện tượng đau khuỷu tay, bạn đã biết chưa?
- Bệnh khớp khuỷu: viêm khớp do nhiễm khuẩn hay viêm không do nhiễm khuẩn; bệnh khớp chuyển hóa (bệnh gút hay vôi hóa sụn khớp nhưng hiếm gặp ở khuỷu) thoái hóa khớp khuỷu thường là thứ phát sau chấn thương hay sau các vi sang chấn lặp lại (do kết quả của hoạt động nghề nghiệp hay luyện tập thể thao. Dị vật khớp thường xảy ra và có thể là dấu hiệu phát hiện bệnh.
- Viêm lồi cầu xương cánh tay: Viêm lồi cầu xương cánh tay thường xảy ra ở người trên 30 tuổi, có thể gặp sớm hơn ở những vận động viên thể thao. Biểu hiện bằng đau ở mặt ngoài khuỷu tay, ở vị trí bám tận của gân lồi cầu. Đau lan dọc theo cẳng tay, tăng lên khi làm các động tác gấp duỗi khuỷu tay hay sấp ngửa bàn tay khi ấn vào lồi cầu khuỷu tay.
Về điều trị: điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu viêm khớp nhiễm khuẩn thì cần điều trị bằng các thuốc kháng sinh thích hợp trong 2 tháng. Trường hợp thoái hóa khớp thì có thể điều trị bằng các thuốc chống viêm thuốc giảm đau tiêm ổ khớp bằng chế phẩm chứa corticoid trong các đợt đau cấp. Khớp cần được nghỉ ngơi, đặc biệt là không chơi thể thao trong ít nhất 2 tuần. Sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần thuốc chống viêm không steroid Kết hợp chườm đá xoa bóp kéo dãn thụ động hay dùng siêu âm. Có thể phải cố định khớp khuỷu trong 2-3 tuần.
Bạn nói đã đi khám được chẩn đoán là viêm gân và viêm khớp dạng thấp thì đã điều trị gì chưa?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn với biểu hiện viêm nhiều khớp ngoại biên (hay gặp những khớp nhỏ như khớp bàn ngón tay…) với triệu chứng sưng, đau, hạn chế vận động, đau nhiều về đêm, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện như sốt nhẹ mệt mỏi xanh xao, gầy sút cân…
Viêm gân là một bệnh lý của gân và là nguyên nhân gây đau. Nguyên nhân gây viêm gân thường do hoạt động thể thao với các lý do: thường xuyên phải luyện tập các bài tập nặng, có thể do chấn thương trực tiếp…
Biểu hiện của viêm gân là đau với tính chất ngày càng tăng dần, âm ỉ hiếm khi đau dữ dội, đau tập trung, có tính chất chu kỳ, đi từ đau liên tục, sau đó đến đau mạnh, giảm dần rồi lại tăng lên. Tiến triển của viêm gân có thể kéo dài trong nhiều tháng. Viêm gân có thể tiến triển theo hướng khỏi tự nhiên, hoặc trở thành mãn tính.
Tốt nhất, bạn cần đi khám chuyên khoa xương-khớp để được chẩn đoán đúng và điều trị hiệu quả.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:03 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:04 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:07 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:03 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:03 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:02 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:05 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:00 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:09 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023