Các giai đoạn và các triệu chứng của căn bệnh chín mé
BS Nguyễn Lê Thục Đoan - Trung tâm Truyền thông - giáo dục sức khỏe TP.HCM cho biết chín mé là tình trạng nhiễm trùng mủ hoặc áp-xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Nguyên nhân thường do tụ cầu khuẩn vàng (vi khuẩn Staphylococcus aureus) hoặc virus Herpes tấn công. Đây là một bệnh ngoài da thường gặp Vi sinh vật gây bệnh sẽ xâm nhập qua vết thương nhỏ khi chấn thương hoặc phát triển từ việc viêm quanh móng cấp tính… Nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh rất khó lành và dễ tái phát.
Bệnh tiến triển qua ba giai đoạn:
Giai đoạn một: Từ một-ba ngày đầu, ở đầu ngón tay, chân xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa, sau đó đau nhức, khó chịu, khó cử động.
Giai đoạn hai: Từ ngày thứ tư-bảy, vết viêm lan rộng ra quanh ngón, có cảm giác nhức nhối, căng tức đau giật theo nhịp mạch đập, có thể sốt nhẹ.
Giai đoạn ba: Có hiện tượng tụ mủ ở những điểm sưng đỏ lúc đầu.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây những biến chứng như: viêm xương viêm bao hoạt dịch viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết
Ngoài bệnh chín mé, một số bệnh khác cũng xảy ra ở đầu ngón tay. Cho nên cần phải phân biệt rõ ràng để điều trị kịp thời.
Tổ đỉa:
thường thấy ở những người làm công việc tiếp xúc với dầu mỡ hóa chất công nghiệp, rác thải thuốc bảo vệ thực vật... Biểu hiện chủ yếu của bệnh là các mụn nước nhỏ, sờ chắc ở bàn tay bàn chân. Kèm theo mụn nước là ngứa, đau, sưng nhẹ.
Viêm cấp quanh móng: chân móng sưng nhức, có thể chảy mủ.
Chín mé do ung thư hắc tố (melanotic whitlow): là một dạng của ung thư hắc tố, xảy ra chủ yếu ở ngón tay cái hoặc ngón chân cái, đầu ngón bị sưng, thường có màu đen, có thể mất móng. BS Thục Đoan khuyến cáo, bệnh xảy ra một phần là do thói quen không giữ vệ sinh. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, chỉ cần rửa tay sạch sẽ mỗi ngày, tránh ngâm tay chân trong nước quá lâu.
Thường xuyên thay vớ, tránh để cho chân bị ẩm ướt; không đi chân đất, tránh để cát bụi dính vào các kẽ ngón tay, chân. Nên chọn giày vừa chân, không nên mang giày quá cao, bít ngón hoặc quá chật. Tránh để chấn thương hay trầy xước đầu ngón, khi bị trầy cần rửa sạch và bôi thuốc sát trùng ngay. Khi làm móng, cắt móng, không được cắt sát vào da, hoặc lấy khóe quá sâu. Móng không được cắt tròn, chỉ nên cắt thẳng và giữ cho đầu móng luôn dài hơn da, để tránh gốc móng đâm vào da.
Khi bị bệnh, cần giữ vệ sinh sạch sẽ chỗ chín mé để tránh bị nhiễm trùng nặng hơn. Nếu thấy nặng, nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí đúng cách.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:06 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:08 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:06 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:02 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:06 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:06 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:07 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:00 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:06 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:01 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023