Cần cảnh giác với căn bệnh viêm ruột xuất huyết hoại tử
Bệnh nhân Đinh Trung Hiếu, 59 tuổi, quê quán thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau bụng ở nhà 3 ngày đau vùng thượng vị (trên rốn), đau từng cơn, đau dữ dội, không ăn uống gì được, không nôn ói, sốt nhẹ.
Bệnh nhân phải ngồi dậy để tìm tư thế chống đỡ đau Sau 3 ngày có dùng thuốc ở tuyến huyện không đỡ, bệnh nhân được chuyển đến BV đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, được ê-kíp phẫu thuật, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột xuất huyết hoại tử. Bệnh nhân được tiến hành mổ cấp cứu phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột non hoại tử 60 cm, nối hai đầu ruột lành lại với nhau. Hiện nay, ngày thứ 5 sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, ăn uống đi lại bình thường, vết mổ khô và chuẩn bị xuất viện.
Viêm ruột xuất huyết hoại tử hay gặp ở trẻ em ít gặp ở người lớn, là căn bệnh nặng, dễ tử vong thường do vi trùng kỵ khí gram dương có tên khoa học Welchi Perfringens. Triệu chứng lâm sàng của bệnh này ở trẻ em thường rầm rộ hơn, biểu hiện ban đầu là đau bụng, đau nhiều vùng thượng vị, nôn ói, sốt cao và đi tiêu ra máu. Khi phẫu thuật thì đoạn ruột viêm hoại tử thối, thành ruột lấm tấm như da beo, da mèo…
Một số viêm ruột ít gặp như: lao ruột bệnh crohn thương hàn hoặc do vi trùng gây viêm ruột không đặc hiệu. Cuối cùng, nếu không được điều trị thích hợp, cơ thể bệnh nhân bị nhiễm trùng nhiễm độc, và tử vong viêm ruột xuất huyết hoại tử xảy ra chủ yếu ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi từ những năm 1980, 1990 rất nhiều. Những năm gần đây không gặp, đây là ca đầu tiên gặp ở người lớn kể từ năm 1990 đến nay.
Chỉ điều trị phẫu thuật mới cứu sống bệnh nhân. Điều trị phẫu thuật ở cơ sở có đủ trang thiết bị chẩn đoán, phẫu thuật, và hồi sức sau mổ. Các bệnh viện tuyến tỉnh đủ điều kiện điều trị căn bệnh này.
Điều trị lúc mới vào viện cần chăm sóc hồi sức tích cực, bồi phụ nước điện giải theo lượng nước mất. Phẫu thuật phải cắt bỏ đoạn ruột hoại tử, nối lại hai đầu ruột lành với nhau. Sau phẫu thuật, tiếp tục điều trị kháng sinh 7-10 ngày tùy theo từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ. Kháng sinh có thể dùng nhóm Flagyl kết hợp với nhóm Aminosis và cephalosporin thế hệ III. Chăm sóc, thay băng vết mổ hằng ngày.
Để phòng bệnh: ăn uống sạch sẽ, không ăn thức ăn sống, mất vệ sinh. Yếu tố nguy cơ là vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm kém. Xổ giun định kỳ vì nhiễm giun làm bệnh nặng thêm, hạn chế ăn khoai lang sống vì khoai lang sống gây sinh hơi vi trùng dễ phát triển. Khi có dấu hiệu đau bụng mà điều trị thuốc thông thường không khỏi phải đến bệnh viện ngay.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:02 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:02 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:02 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:09 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:04 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:06 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:09 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:03 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023