Cảnh giác với căn bệnh đau mắt đỏ hoành hành vào mùa dịch
Thực chất đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc cấp do adeno vi-rút. Triệu chứng ban đầu của bệnh thông thường là đau họng sốt nhẹ, gai rét, mệt, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai. Bệnh nhân nóng rát mắt đau có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, chói, mi mắt sưng nhẹ, chảy nước mắt. Khi bệnh toàn phát, biểu hiện mắt đỏ, khó mở vào buổi sáng do có dử mắt dính chặt hai mi. Kết mạc cương tụ đỏ ở cùng đồ và nhạt dần ở vùng rìa.
Trường hợp nặng có thể xuất hiện màng giả trên kết mạc, có thể thấy chấm nông trên giác mạc và thẩm lậu vùng rìa. Bệnh thường có thể tự khỏi sau từ 2-3 tuần và không gây biến chứng gì. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không giữ gìn, dụi mắt, tự ý chữa trị có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
'Không ít bệnh nhân vì dùng thuốc không đúng chỉ định, đặc biệt là lạm dụng kháng sinh khiến người bệnh bị biến chứng viêm kết mạc rất lâu khỏi. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp chữa đau mắt đỏ bằng xông lá trầu không khiến mi mắt bị phù nề mắt chói cộm nhiều bởi bỏng giác mạc. Bệnh nhân khô mắt, khó chịu, kích thích, chảy nước mắt, làm cho quá trình điều trị lâu hơn'- bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương cảnh báo.
Những biến chứng của đau mắt đỏ như viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm viêm giác mạc sâu... có thể gây sẹo, giảm thị lực hoặc mù lòa Bên cạnh đó là viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ túi lệ, giả mạc, sẹo kết mạc và khô mắt cũng gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân.
Hiện bệnh đau mắt đỏ mới bước vào mùa nên số bệnh nhân còn rải rác, dừng mới chỉ lại ở mức độ lây lan trong gia đình Vì thế, mỗi người cần có ý thức phòng bệnh, phòng lây lan bệnh cho người khác.
Theo BS Cương, thời điểm bệnh dễ lây lan nhất là giai đoạn ủ bệnh. Khi mới nhiễm vi-rút, người bệnh không có triệu chứng nên không biết để phòng ngừa cho người khác. Vì thế thường xảy ra tình trạng cả nhà cùng đau mắt đỏ vì lây nhau.
Để giảm lây lan đau mắt đỏ, người dân cần thường xuyên đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt; giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày; đặc biệt không dùng tay dụi mắt.
Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ, cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Đặc biệt, không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu...
Bệnh nhân khi đau mắt đỏ nên đeo kính và khẩu trang; rửa tay với xà phòng thường xuyên sau khi tiếp xúc với dịch tiết ở mắt, không để dịch tiết của mắt phát tán ra ngoài.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:09 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:05 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:09 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:06 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:01 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:02 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:06 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:03 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:00 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:02 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023