Chuyên gia khuyến cáo bị á sừng nên hạn chế tiếp xúc với nước

Bệnh không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh á sừng khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, tróc da, nứt nẻ gây đau đớn.

Bệnh này nếu được điều trị dứt điểm sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng nề hơn.

Để được điều trị tốt nhất, BS. Nguyễn Thị Thúy - Bộ Y tế cho biết:

Người bệnh nên đến chuyên khoa da liễu khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách dùng thuốc Sau liệu trình điều trị bằng thuốc quan trọng nhất là cần biết cách phòng tránh, hạn chế các yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhanh tái phát.

Ngoài ra cần tránh những điều sau:

- Tuyệt đối không bóc vẩy da, chà xát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải. Khi cố gắng chịu đau chà hết lớp vẩy bong, bạn có thể thấy da đỡ sần sùi.

- Hạn chế tối đa tiếp xúc với nước. Sau khi rửa chân tay, cần dùng khăn lau khô, nhất là các kẽ tay, kẽ chân. Nếu tiếp xúc với nước nhiều, càng tạo thuận lợi để lớp sừng bong vảy.

- Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt muối…. bằng cách đeo găng tay. Khi lớp mỡ bám nhiều vào da khiến lớp sừng trở nên thô ráp, bong vảy.

- Hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa. Nếu buộc phải tiếp xúc cần đeo găng bảo vệ.

- Luôn giữ ẩm cho da, nhất là vào mùa đông.

Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, khô ráo, bạn nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm vào những vị trí dễ bị bong sừng như gót chân, đầu ngón chân, tay. Vì thời tiết khô hanh càng làm da thô ráp, khiến lớp sừng dễ nứt nẻ.

- Tăng cường ăn rau quả tươi rau xanh đặc biệt là rau quả có nhiều sinh tố C vitamin E.

Thực tế cho thấy đại đa số người bị bệnh đều là những người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật