Đề phòng triệu chứng chóng mặt, buồn nôn khi bạn đi hiến máu

Tôi 27 tuổi, có sức khỏe tốt. Gần đây, cơ quan tôi thỉnh thoảng lại phát động mọi người đi hiến máu nhân đạo.

Tôi rất muốn đi nhưng lại sợ ảnh hưởng đến sức khỏe Xin bác sĩ cho biết, hiến máu liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Và trước khi hiến máu cần chuẩn bị những gì?

Máu được cấu tạo bởi một số loại tế bào khác nhau hay còn gọi là thành phần hữu hình và huyết tương. Các thành phần hữu hình gồm: hồng cầu (chiếm 96%) bạch cầu (chiếm khoảng 3%) tiểu cầu (chiếm 1%).

Còn huyết tương là dung dịch chứa đến 96% nước, 4% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác. Mỗi thành phần của máu chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày.

Các chuyên gia về huyết học cho biết, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức khỏe sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể.

Hơn nữa, lượng máu được “tồn trữ” trong lá gan lách không được lưu thông nhưng khi hiến máu, cơ thể sẽ được “làm mới” lại bằng lượng máu tương ứng do tủy xương sản sinh ra. Trên thực tế, đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm hiến máu cứu người.

Ngay sau khi hiến máu nên: nghỉ ngơi, uống 1 cốc sữa nóng. Nếu cảm thấy chóng mặt mệt buồn nôn nên nằm nghỉ 10 - 15 phút; Để miếng băng dính sau ít nhất 4-6 giờ mới bỏ đi. Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu, nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, không uống rượu bia và làm việc quá sức…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật