Nguyên nhân, triệu chứng và phân loại bệnh cườm nước ở mắt

Bệnh cườm nước (Glôcôm hay còn gọi là tăng nhãn áp) là bệnh lý xảy ra do áp lực của mắt tăng cao bởi sự tích tụ của thủy dịch trong nhãn cầu.

Bệnh cườm nước có thể tiến triển âm thầm theo thời gian hoặc bộc phát với những triệu chứng trầm trọng, gây tổn hại dây thần kinh thị giác – dây thần kinh có nhiệm vụ dẫn truyền hình ảnh nhận được từ võng mạc lên não bộ.

Nếu không điều trị bệnh cườm nước sớm bệnh có thể làm giảm, thậm chí là mất thị lực hoàn toàn. Do vậy bệnh cườm nướcMắt còn được ví như một kẻ đánh cắp thị lực của con người.

Bệnh cườm nước là bệnh lý nguy hiểm ở mắt có thể dẫn đến mù lòa

Bệnh cườm nước là bệnh lý nguy hiểm ở mắt có thể dẫn đến mù lòa

Nguyên nhân bệnh cườm nước

Nguyên nhân bệnh cườm nước là do thủy dịch bị tích tụ lại trong mắt, bởi kênh đào thải chất dịch này bị chặn lại, làm áp suất trong mắt tăng cao. Lâu dài áp suất này sẽ gây tổn thương đến hệ thống dây thần kinh thị giác từ đó làm giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn.

Một số yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến việc phát sinh bệnh:

- Tuổi

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học tại Anh và Mỹ đưa ra kết luận rằng, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp càng lớn.

Tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh cườm nước

Tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh cườm nước

- Vấn đề chủng tộc

Người châu Phi có nguy cơ cao bị bệnh cườm nước góc mở, trong khi đó người châu Á gia tăng cao bệnh Glôcôm góc đóng.

- cận thị (myopia)

- Do yếu tố di truyền

- Do mắc bệnh tiểu đường huyết áp cao

Một số các yếu tố hiếm gặp hơn bao gồm: suy giáp chấn thương, tổn thương giác mạc tác dụng không mong muốn của thuốc histamin corticoid

Triệu chứng và phân loại bệnh cườm nước

Bệnh cườm nước là một trong những bệnh phổ biến về mắt, đứng hàng thứ hai trong nhóm các nguyên nhân có thể gây mù lòa tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Bệnh được chia thành 4 loại chính sau:

- tăng nhãn áp góc mở

Là loại bệnh cườm nước ở mắt phổ biến nhất, do góc thoát thủy dịch - góc thoát nước bên trong của mắt để điều tiết dòng chảy của thủy dịch được mắt sản xuất liên tục - ra phía trước mắt vẫn mở nhưng những kênh thoát nước bị tắc nghẽn khiến áp lực trong nhãn cầu tăng.

Bệnh cườm nước làm giảm thị lực trầm trọng ở người bệnh

Bệnh cườm nước làm giảm thị lực trầm trọng ở người bệnh

Các triệu chứng bệnh cườm nước ở mắt tiến triển chậm, do đó người bệnh hầu như không phát hiện triệu chứng, hoặc thấy mất dần tầm nhìn ngoại vi dẫn đến hiện tượng "tầm nhìn đường hầm" hoặc khả năng chỉ nhìn thẳng về phía trước.

Khi thấy thị lực đột nhiên bị suy giảm, chứng tỏ tổn thương mắt đã khá nặng nề. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị mù.

- tăng nhãn áp góc đóng

Do góc thoát thủy dịch đóng lại hoàn toàn, làm nhãn áp tăng cao. Các dấu hiệu thường xuất hiện bộc phát đột ngột, trầm trọng bao gồm: đau đầu hoặc đau dữ dội một bên mắt; mắt sưng đỏ; buồn nôn, nôn; giảm thị lực; khi soi đèn thấy xuất hiện quầng sáng hoặc hình ảnh như cầu vồng quanh ánh đèn...

Các triệu chứng bệnh cườm nước diễn ra cấp tính kéo dài khoảng 1 – 2h sau đó biến mất, sau mỗi đợt như vậy, tầm nhìn của bệnh nhân sẽ suy giảm một chút.

- Tăng nhãn áp bẩm sinh:

Xuất hiện từ thời kỳ bào thai do bất thường trong cấu tạo của mắt, tuy nhiên loại này rất hiếm gặp. Các triệu chứng bệnh cườm nước ở mắt thường khó theo dõi do trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, sau khi trẻ ra đời được vài tháng tuổi có thể thấy những triệu chứng cảnh báo như như mắt giãn rộng, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt liên tục, giật mắt...

Người bị bệnh cườm nước có thể là do di truyền

Người bị bệnh cườm nước có thể là do di truyền

- Tăng nhãn áp thứ cấp:

Có thể xảy ra đột ngột như khi bị chấn thương hoặc bị che lấp bởi các triệu chứng bệnh cườm nước làm phát sinh nó.

Bệnh cườm nước được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh Glôcôm không khó để chẩn đoán, người bệnh có thể tự nhận biết được các dấu hiệu như thường xuyên thấy bị đau đầu nhức trong hốc mắt, khi lấy tay dí vào phần mí mắt trên thấy cứng như hòn bi.

Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm như: Kỹ thuật Gonioscopy giúp kiểm tra góc thoát nước, soi đáy mắt kiểm tra tổn thương dây thần kinh thị giác, đo độ dày của võng mạc...

Dựa vào đó, bác sĩ sẽ phân loại được bạn mắc dạng nào, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị bệnh cườm nước ở mắt chuẩn, phù hợp với mỗi người bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật