Trời lạnh, cảnh báo bạn chứng bệnh da liễu tăng cao

Bị bệnh mày đay, anh H (Thanh Xuân, Hà Nội) uống thuốc đã 6 tháng nhưng không khỏi. Cứ thời tiết trở lạnh là da tay anh lại tróc vảy, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Theo PGS.TS. Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời điểm này ở miền Bắc thường lạnh kèm theo hanh, khô nên số người mắc các bệnh về da tăng lên. Hầu hết, những người đến khám có các triệu chứng của Bệnh mày đay viêm da cơ địa viêm môi…. Hiện mỗi ngày, Viện khám cho gần 100 bệnh nhân trong đó phần nhiều bị viêm da.

Trường hợp chị T, (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cứ vào mùa đông là da lại tróc vảy, nổi mẩn đỏ. Chị T cho biết, trời lạnh thì bệnh càng nặng hơn. Đi khám các bác sĩ nói chị bị viêm da dị ứng theo mùa. Ban đầu da khô nứt nẻ, bong vảy ở các đầu ngón tay sau đó lan dần hết cả bàn. Hiện tại, tay của chị T khó co duỗi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống

Anh H (Thanh Xuân, Hà Nội) thỉnh thoảng lại thấy da bị phù và rất ngứa, lúc ở mặt, lúc ở môi. Đi khám, anh mới biết mình bị mày đay. Lúc đầu, thấy da phù, càng gãi càng ngứa, anh H nghĩ mình chỉ bị dị ứng uống thuốc vào là khỏi. Dù anh H uống thuốc đã 6 tháng nhưng bệnh cũng không khỏi. Cứ thời tiết trở lạnh là bệnh của anh H lại nặng lên. “Mùa hè thì đỡ nhưng cứ đến mùa lạnh, hanh khô lại bị”. Anh H chia sẻ.

Lý giải điều này, BS Khang cho rằng, hiện tượng khô da mùa đông là do độ ẩm của không khí giảm. Hơn nữa, mặt và tay là vùng da tiếp xúc nhiều nhất với môi trường nên dễ bị khô, nẻ, bong vẩy. Đối với bệnh viêm da cơ địa nói chung, có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh đến 7-8 tuổi thường tự khỏi. Khi không khỏi, bệnh chuyển thành viêm da cơ địa rồi thành mãn tính.

Bệnh mày đay thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng với biểu hiện cấp tính, có thể tồn tại trong vài giờ và có thể kéo dài trong vài ngày đến hàng tuần, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm.

Đối với loại bệnh này, PGS Khang cho biết, thời điểm này, bệnh nhân đến khám và điều trị cũng tăng lên đáng kể. Trước khi giao mùa bệnh nhân thường tự nhận biết được bệnh và nghĩ rằng bệnh thường tự khỏi trong một thời gian ngắn nên ít khi đến khám. Hầu hết những trường hợp bệnh kéo dài do thời tiết hanh khô mới đến khám.

Viêm môi cũng là một trong những bệnh hay gặp mùa lạnh. Bệnh thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân là do da môi dễ bị khô, nứt. Ngoài ra, thói quen liếm môi cộng với không khí lạnh nên việc liếm này làm nước bọt ngấm vào da môi càng khiến môi nứt nẻ hơn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Gàu da đầu cũng là bệnh thường gặp trong mùa đông Bệnh thường gây ngứa, khó chịu nhưng điều làm bệnh nhân phiền phức nhất là gàu bong ra và rơi trên vai áo, kèm theo các vết đỏ có vảy khô ở mặt. Nhiều người cảm thấy mất tự tin khi mắc bệnh này.

Những bệnh này sẽ không gây thương tổn nặng nề tới sinh hoạt và nếu biết cách phòng ngừa. PGS Khang khuyến cáo, khi trời lạnh, cần bôi kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều nước vitamin

PGS Khang lưu ý, không nên ở quá lâu trong phòng có điều hòa nhiệt độ, dành thời gian tập thể thao cho ra nhiều mồ hôi cũng giúp cho da giảm khô. Ngoài ra, nên người bệnh tắm rửa thường xuyên để hạn chế các vi sinh vật nấm gây bệnh.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên với những người nội trợ khi tiếp xúc với xà phòng cần đi găng tay bảo vệ để tránh hóa chất Những người vốn đã bị bệnh về da nếu không đi găng tay thì da sẽ bị nứt, khô nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cần tắm nước ấm, không tắm nóng quá, dễ gây ngứa.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật