Bệnh mày đay là gì? Các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
Cách xử lý nguy hiểm khi truyền hóa chất không thể không biết
Nhận biết các thể mày đay để có biện pháp điều trị thích hợp
Bệnh mày đay là gì?
Mày đay là căn bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch dẫn đến sự gia tăng chất trung gian hóa học histamin Có hai loại mày đay:
Mày đay cấp tính: Xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc Trường hợp nặng người nổi mày đay cấp tính có thể bị choáng váng ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.
Mày đay mạn tính: Là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng thức ăn hay thời tiết Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc...), mày đay do bệnh nội tiết
Bệnh mày đay hay còn gọi là mề đay
Triệu chứng, biểu hiện của bệnh mày đay
+ Ngứa trên da: Đây là triệu đầu tiên và chủ yếu khiến người bệnh rất khó chịu, cảm giác ngứa kèm theo nóng rát.
+ Nổi các nốt sẩn phù: là những tổn thương có giới hạn rõ rệt, tròn hoặc không đều, kích thước vài mm đến vài cm, vùng trung tâm có màu trắng trắng, ngoại vi màu hồng nhạt, ấn vào có cảm giác căng. Có thể nổi sẩn có ở một vùng giới hạn hoặc ở khắp cơ thể, có thể gây phù lớn, sau vài phút hoặc vài giờ thì lặn mất.
+ Các thương tổn mày đay nếu xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở ở niêm mạc dạ dày bệnh nhân có thể có đau bụng từng cơn, nếu phù ở lưỡi thanh quản hầu sẽ gây suy hô hấp phải cấp cứu kịp thời.
+ Bệnh mày đay tiến triển thành từng đợt đặc biệt là những ngày tiết trời chuyển mùa, có gió lạnh, mỗi đợt không quá vài ba ngày, đặc biệt có những trường hợp bệnh tái phát liên tục nhiều lần, trở thành mạn tính.
+ Bệnh có thể đi kèm với một số triệu chứng như sốt đau khớp, rối loạn tiêu hóa nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch cần phải được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Ngứa trên da là triệu chứng chủ yếu và đầu tiên của bệnh
Nguyên nhân gây nên bệnh mày đay
Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên trong lẫn bên ngoài, bao gồm:
+ Do di truyền, chủ yếu là do chứng dị ứng với thời tiết.
+ Do cơ thể có sức đề kháng yếu nên khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mày đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.
+ Do thói quen uống ít nước mỗi ngày khiến da khô các chất độc trong cơ thể không được lọc thông qua hệ hống bài tiết khiến bệnh có điều kiện xuất hiện.
+ Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Là nguyên nhân thường gặp nhất, phổ biến nhất, bao gồm: tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển thịt bò trứng sôcôla phô mai các loại mắm, tương, chao rượu bia đồ uống có cồn
+ Do dị ứng với một số thuốc gây nổi mày đay: Đó có thể là thuốc uống, thuốc bôi ngoài da bao gồm: Pennicillin (đây là thuốc dễ gây ra bệnh nhất nếu cơ thể bị dị ứng) aspirin thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp khi X - quang), thuốc điều trị cao huyết áp suy tim xương khớp thuốc gây mê thuốc ngủ, huyết thanh, một số loại vaccin, thuốc ngừa thai...
+ Do nọc độc của một số loại động vật: Ong, kiến, sâu bọ, muỗi, rệp...
+ Do dị ứng với rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc, lông động vật...
+ Do sự tác động của yếu tố tâm lý: căng thẳng lo âu stress xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mày đay.
+ Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: Bệnh mày đay thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do thời tiết
+ Do virut vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng hệ tiêu hóa răng miệng viêm xoang ) thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao;
+ Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim giun đũa giun lươn giun chỉ sán... gây xuất hiện mày đay và thường tái phát nhiều lần.
+ Do bệnh nhân mắc phả một số căn bệnh ác tính: bệnh có thể hình thành do một số căn bệnh ác tính như ung thư cường giáp trạng lupus ban đỏ
+ Do cơ thể bị chấn thương, cọ xát cũng là nguyên nhân gây nên bệnh mày đay khó chịu này.
Như vậy, bệnh mày đay thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có thể là một nguyên nhân đơn lẻ hoặc tổng hợp của một số nguyên nhân. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý để phối hợp với bác sỹ trong việc tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nhằm có hướng điều trị phù hợp.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:04 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:00 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:04 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:02 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:01 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:01 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:02 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:05 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023