Van tim là gì? Bạn đã biết gì về bệnh van tim?
Van tim là gì?
Tim chúng ta có 4 buồng tim là hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới. Van tim chính là bộ phận ngăn cách giữa các buồng tim nhằm đảm bảo cho sự tuần hoàn máu của tim. Giữa nhĩ trái và thất trái được ngăn với nhau bởi van hai lá cho máu đi một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái, dòng máu từ thất trái qua van động mạch chủ vào động mạch chủ đưa máu đi nuôi toàn cơ thể.
Van tim bộ phận lưu thông máu trong tim
Giữa nhĩ phải và thất phải ngăn cách với nhau bởi van ba lá cho máu đi một chiều từ nhĩ phải xuống thất phải, dòng máu từ thất phải qua van động mạch phổi vào động mạch phổi đưa máu lên phổi để trao đổi oxy. Như vậy quả tim bình thường có 4 cấu trúc van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van hai lá và van ba lá đảm bảo cho dòng máu luân chuyển theo một chu trình sinh lý
Bệnh van tim
Như đã nói ở trên, hệ thống van tim là các cấu trúc đảm bảo cho máu lưu chuyển giữa các buồng tim theo một chu trình nhất định. Van tim là phần có cấu trúc thanh mảnh, mềm mại, cấu tạo bởi các lá van tim, và được cố định bằng các dây chằng, cột cơ.
Khi các van tim mất đi độ mềm mại, thanh mảnh, bị dầy lên, dính vào nhau, hoặc vôi hóa làm cho các van này không hoạt động được bình thường dẫn đến các bệnh lý van tim. Khi đó, dòng máu lưu thông trong tim sẽ bị cản trở, hiện tượng này gọi là hẹp van tim hay còn gọi là bệnh van tim.
Bệnh van tim còn gọi là hở van tim
Khi các van tim đóng lại không kín do giãn vòng van, thoái hóa, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài... làm cho dòng máu có thể trào ngược lại trong thời kỳ đóng van gây ra hiện tượng này gọi là hở van tim. Các tổn thương trên có thể gặp ở tất cả các van tim, có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải. Các tổn thương van tim đều có thể gây ra các rối loạn huyết động và dẫn đến hậu quả bệnh lý từ mức độ nhẹ đến nặng.
Nguyên nhân gây bệnh van tim thường gặp nhất ở Việt Nam là thấp tim Bởi bệnh thấp tim thường gây dày dính, co kéo, vôi hóa hệ thống van tim, làm cho van bị hẹp, lâu ngày dẫn đến đóng không kín gây bệnh cảnh hẹp - hở van, thường gặp nhất là van hai lá và van động mạch chủ. Các nguyên nhân gây bệnh lý van tim ít gặp hơn như bẩm sinh, do nhồi máu cơ tim do giãn các buồng tim trong bệnh lý suy tim do tăng huyết áp, bệnh cơ tim chu sản, bệnh cơ tim giãn vô căn...
Khi phát hiện các triệu chứng bệnh van tim, người bệnh cần được đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa bệnh tim mạch để khám. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc tim mạch bừa bãi nếu chưa có chỉ định của bác sĩ nhé.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:04 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:02 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:06 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:07 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:00 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:01 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:09 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:00 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023