Viêm khớp vẩy nến là gì? Triệu chứng và cách điều trị viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vẩy nến là một dạng viêm khớp ảnh hưởng đến một số người có bệnh vẩy nếnHầu hết mọi người phát triển bệnh vẩy nến đầu tiên và sau đó được chẩn đoán bị viêm khớp vảy nến, nhưng các vấn đề liên quan đôi khi có thể bắt đầu trước khi các tổn thương da xuất hiện.

Đau khớp, cứng và sưng khớp là những triệu chứng chính của bệnh viêm khớp vẩy nến. Có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của cơ thể, bao gồm cả ngón tay và cột sống và có thể từ tương đối nhẹ đến nặng. Trong cả hai bệnh viêm khớp vẩy nến và vẩy nến, bệnh có thể khác với các thời kỳ thuyên giảm.

Viêm khớp vẩy nến là bệnh viêm khớp ảnh hưởng đến người bị vẩy nến

Viêm khớp vẩy nến là bệnh viêm khớp ảnh hưởng đến người bị vẩy nến

Triệu chứng thường gặp

Viêm khớp:

+ Thể viêm ít khớp: thường là các khớp lớn

+ Thể viêm khớp ngoại biên đối xứng

+ Thể viêm khớp trục

+ Thể viêm các khớp liên đốt xa

+ Thể viêm khớp ngoại biên biến dạng nặng (5%)

+ Tăng tốc độ lắng máu và CRP trong những giai đọan viêm khớp cấp.

+ Cần làm thêm test HIV ở các trường hợp nặng.

+ Acid uric có thể tăng trong các trường hợp tổn thương da nặng và lan tỏa.

Các loại thuốc kháng viêm được dùng để điều trị bệnh

Các loại thuốc kháng viêm được dùng để điều trị bệnh

Điều trị viêm khớp vẩy nến

Kháng viêm không steroid: Chỉ định khi có viêm khớp sử dụng một trong các loại sau, lưu ý các chống chỉ định hoặc thận trọng: Celecoxib Diclofenac naproxen, piroxicam...

Corticosteroid điều trị tại chỗ chỉ định với các khớp hoặc điểm bán gân còn sưng đau mặc dù đã điều trị thuốc kháng viêm không steroid

Thuốc chống thấp khớp nhóm cải thiện được diễn tiến bệnh (DMARDs) cổ điển

Có thể phối hợp các DMARDs cổ điển khi thất bại với 1 loại DMARDs

Các chất kháng Yếu tố hoại tử u nhóm alpha là các tác nhân sinh học điều trị nhắm đích được đưa vào điều trị các bệnh tự miễn hệ thống trong đó có bệnh viêm khớp vảy nến từ 10 năm gần đây.

Trước khi chỉ định các thuốc sinh học, cần làm các bilan để tầm soát lao, viêm gan, chức năng gan- thận, đánh giá hoạt tính và mức độ tàn phế của bệnh.

Thể viêm khớp trục nên được cân nhắc chỉ định điều trị sinh học sớm vì theo các nghiên cứu, ít có đáp ứng với methotrexate, sulfasalazine và leflunomide.

Không phối hợp các tác nhân sinh học với nhau.

Muối vàng và nhóm thuốc chống sốt rét ngày nay không được khuyến cáo.

Không nên dùng corticoid toàn thân vì có thể gây biến chứng đỏ da toàn thân hoặc bùng phát vảy nến trong khi điều trị hay khi vừa ngưng thuốc. Trường hợp đặc biệt có thể tiêm corticoid nội khớp, song phải rất thận trọng vì nguy cơ nhiễm trùng cao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật