Túi chườm nóng và một số thông tin cơ bản về sản phẩm

Túi chườm nóng được sử dụng khi cảm thấy nhức mỏi cơ thể, căng thẳng thần kinh, lạnh... Dưới đây là một số thông tin về sản phẩm bạn có thể tham khảo.

Túi chườm nóng và một số thông tin cơ bản

Hãng sản xuất: Greetmed - Trung Quốc

Mô tả sản phẩm

- Làm bằng nhựa dẻo

- Chịu được nước nóng 100 độ C

- Dung tích 2 lít

Túi chườm nóng và một số thông tin cơ bản

Túi chườm nóng và một số thông tin cơ bản

Cách chườm nóng

1. Làm nóng túi chườm bằng nước nóng

- Kiểm tra xem túi có bị thủng không

- Kiểm tra nhiệt độ của nước (khoảng 50 - 60 độ C, nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ) - Đổ nước nóng vào túi , khoảng 1/2 đến 2/3 dung tích của túi

- Ép hết không khí trong túi chườm ra

- Vặn chặt nắp và dốc ngược túi chườm để kiểm tra xem nắp túi có bị rò rỉ nước không, nếu rò rỉ thì phải thay túi khác

- Để miệng túi quay lên trên

2. Làm nóng túi chườm bằng lò Vi sóng

- Chuẩn bị lò Vi sóng: Nếu lò vi sóng có mùi thức ăn thì hãy làm sạch lò vi sóng trước khi làm nóng túi chườm để không bị giảm mùi thơm bằng cách như sau: Đặt 1 tô nước vào lò vi sóng, bỏ vào 1 lát chanh hoặc vài xác trà khô sau đó bật lò khoảng 5 phút cho nước sôi bốc lên, lấy nước ra rồi dùng khăn sạch lau khô.

- Cho túi chườm vào lò vi sóng, lưu ‎‎ý là đặt túi chườm một cách gọn gàng để không ảnh hưởng khi đĩa quay tròn.

- Chọn chế độ vi sóng cao nhất sau đó chọn thời gian tùy theo mỗi sản phẩm.

- Mới sử dụng thì chỉ nên làm nóng với thời gian thấp nhất theo hướng dẫn của mỗi sản phẩm để làm quen sau đó có thể làm nóng đến nhiệt độ mong muốn.

- Không làm nóng túi chườm hơn thời gian ghi trong bảng hướng dẫn vì nếu hơn thì có thể sẽ gây bỏng da, làm giảm hoặc mất mùi thơm của các loại thảo mộc trong túi chườm.

- Trong trường hợp cần chườm nóng ướt thì xịt nhẹ nước lên một bề mặt túi chườm (quấn bề mặt xịt nước vào trong) trước khi làm nóng.

3. Chườm

- Không đặt túi chườm trực tiếp lên da

- Lót một khăn mỏng rồi mới đặt túi chườm lên

- Nếu phủ lên túi chườm một lớp khăn lông sẽ giúp túi chườm giữ nhiệt lâu hơn.

- Đặt lớp nỉ tiếp xúc với cơ thể bạn trước, sau 5 - 10 phút thì lật lại ( vì túi chườm sẽ nóng mà lớp nỉ sẽ cách nhiệt tốt hơn vải nên giúp bạn tránh trường hợp nóng quá, sau khi túi chườm giảm nhiệt thì lật lại để mặt nỉ phía trên giúp túi chườm giữ nhiệt lâu hơn.

Cách chườm nóng

Cách chườm nóng

4. Chườm nóng khi nào và thời gian bao lâu?

- Chườm nóng thường là phổ biến nhất, khi cảm thấy nhức mỏi cơ thể căng thẳng thần kinh, lạnh... Thời gian mỗi lần chườm 20 - 30 phút.

5. Trường hợp nào thì không được chườm nóng?

- Đối với người có vấn đề về tuần hoàn máu thì nên hỏi y kiến bác sĩ.

- Đặc biệt người bị tiểu đường thì không chườm nóng.

- Trên vùng da không được khỏe.

- Trên vùng da ít cảm nhận sự nóng lạnh.

- Ở người đang bị nhiễm trùng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật