5 chú ý đặc biệt khi vệ sinh không phải ai cũng biết

Để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm chéo, chị em nên chuẩn bị hai khăn, dùng nước đun sôi để nguội... khi vệ sinh "vùng kín".

Vệ sinh vùng kín  đối với chị em phụ nữ là việc nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Nếu không chú ý vệ sinh thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách thì có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khoẻ nói chung, và sức khỏe sinh sản của phụ nữ nói riêng.

Nước rửa

Hầu hết chị em dùng nước máy hoặc nước máy pha nước đun sôi để vệ sinh "vùng kín". Mặc dù trước mắt điều này không gây ra vấn đề nghiêm trọng, nhưng về lâu dài thì nó làm giảm sức đề kháng của "vùng kín". Mặt khác, nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì đó rất có thể là nguyên nhân gây viêm âm đạo  

Hầu hết chị em dùng nước máy hoặc nước máy pha nước đun sôi để vệ sinh

Hầu hết chị em dùng nước máy hoặc nước máy pha nước đun sôi để vệ sinh "vùng kín"

Một số chị em có thói quen pha nước muối loãng để vệ sinh "vùng kín". Thông thường, nước muối có tính sát khuẩn, chống viêm nhưng nếu sử dụng để vệ sinh thường xuyên có thể phá vỡ cân bằng âm đạo, tiêu diệt đi những vi khuẩn tốt. Hơn nữa, nước muối do chị em tự pha có thể không đảm bảo về tỉ lệ, khi dùng nhiều dễ khiến "vùng kín" bị khô rát, không thể tiết dịch, ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng.

Lạm dụng nước lá trà xanh hay trầu không cũng không phải là cách hay để vệ sinh "vùng kín", vì nó có thể khiến mất cân bằng môi trường âm đạo và tăng cơ hội cho vi khuẩn xấu sinh sôi, gây bệnh. 

Để vệ sinh "vùng kín", nếu có điều kiện, chị em nên dùng nước đun sôi để nguội đến nhiệt độ thích hợp để vệ sinh là tốt nhất.

Chậu rửa

Chậu đựng nước để vệ sinh cũng cần phải chú ý. Chị em nên chọn loại chậu nhỏ, có chất liệu bằng men hoặc thép không gỉ. Không nên chọn loại chậu nhựa, dễ bị ôxy hóa do ánh nắng và không khí ngoài trời, đồng thời dễ để vi khuẩn ký sinh. Ngoài ra, tuyệt đối không ngâm cả "vùng kín" vào chậu rửa. Vì làm như vậy, vô tình, những vi khuẩn vốn rất sẵn ở hậu môn có thể lan vào nước và tấn công lại "vùng kín".

Khăn

Để ngăn ngừa lây nhiễm chéo, chị em tốt nhất nên chuẩn bị hai khăn để lau khô sau khi vệ sinh "vùng kín". Một được sử dụng để thấm khô vùng âm hộ, thấm phía sau và một cho vùng hậu môn. Tầng sinh môn và hậu mộn rất gần nhau, với một chiếc khăn, bạn sẽ dễ dàng đưa các vi khuẩn qua đường hậu môn vào âm đạo, gây viêm âm đạo

Nhưng nếu khăn không được giặt thường xuyên, nhiều khi một tuần mới giặt một lần, không phơi ra ngoài nắng mà để trong nhà vệ sinh thì điều kiện ẩm ướt cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, nhất là vi khuẩn nấm Đặc biệt là những người bị nứt hậu môn trĩ, thì khăn tắm cần phải được sử dụng riêng biệt. Khăn cũng nên giặt rửa bằng nước nóng và phơi khô dưới ánh mặt trời để đảm bảo sát khuẩn.

Không lạm dụng dung dịch vệ sinh có tính kiềm

Dung dịch vệ sinh có tính kiềm, có tính chất tẩy rửa mạnh, sẽ khiến cho môi trường âm đạo bị thay đổi, mất cân bằng độ pH. Đồng thời, tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi trong môi trường này và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại, cũng như các bệnh liên quan đến tình dục phát triển. Những loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 chỉ dùng trong trường hợp không nhiễm nấm

Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh, chị em cần lựa chọn loại phù hợp, có tính kiềm vừa phải, không sử dụng hóa chất sát khuẩn mạnh. Nhưng cũng không nên dùng thường xuyên mà chỉ nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ 2 tuần một lần, khi sức đề kháng thấp hoặc trong những ngày “đèn đỏ”.

Chú ý khi dùng thiết bị vệ sinh công cộng

Khi đi ra ngoài, đi công tác hay đi xa... chị em nên chú ý khi sử dụng các thiết bị vệ sinh công cộng. Một số khách sạn, nhà nghỉ có thể làm công việc khử trùng hay vệ sinh không tốt thì bồn tắm, khăn tắm, nhà vệ sinh có thể biến thành tác nhân gây ô nhiễm. Vì vậy, để ngăn ngừa lây nhiễm chéo, để đảm bảo an toàn thì chị em nên mang theo một chiếc khăn cá nhân để làm sạch "vùng kín". 

Khi sử dụng nhà vệ sinh thì nên lựa chọn bệ xí ngồi xổm. Còn vòi hoa sen thì nên lựa chọn bồn tắm có vòi sen gắn liền, tránh phải dùng tay cầm để hạn chế lây lan vi khuẩn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật