Bạn có thể mắc bệnh viêm da do cây cỏ và ánh sáng hằng ngày

Viêm da do cây cỏ và ánh sáng  (còn gọi là “viêm da Berloque”) là một viêm da nhiễm độc ánh sáng do người bệnh “tiếp xúc” với những thực vật (cây cỏ) nhạy cảm ánh sáng kết hợp tia cực tím có bước sóng dài (UVA 320-380 m). Nguyên nhân là do trong các loài cây cỏ này có chứa chất tăng nhậy cảm ánh sáng (thúc đẩy cơ thể hấp thụ tia cực tím trong ánh sáng mà phát bệnh.

Một vài đặc điểm

Tỉ lệ mắc bệnh chung là không rõ. Do furocoumarins được tìm thấy ở nhiều thực vật hoang dã và trong nước nên có thể nhiều người đã bị phơi nhiễm.

Mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên cần lưu ý là ở trẻ nhỏ do biểu hiện trên da giống như vết bầm tím có dạng dấu vân tay hoặc ngón tay nên có thể bị nhầm lẫn với lạm dụng trẻ em

Biểu hiện thế nào?

Bệnh có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như viêm da cơ địa hoặc bỏng do hóa chất

Viêm da do cây cỏ và ánh sáng có thể được chia thành 4 nhóm dựa trên cơ chế tác động của từng loại: viêm da dạng mày đay viêm da tiếp xúc kích ứng viêm da tiếp xúc dị ứng viêm da nhiễm độc ánh sáng.

Khởi phát bệnh rất bất ngờ. Sau khi ăn hoặc tiếp xúc với một số loại rau như mùi tây, cần tây, rau cải, rau dền, rau cải dầu, rau chân vịt hoặc uống một số thuốc đông y như kinh giới, phòng phong bạch chỉ bổ cốt chi... lại tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thấy xuất hiện viêm da.

Người mắc bệnh chủ yếu là nam, nữ thanh niên. Trẻ em ít khi mắc.

Biểu hiện điển hình là đầu tiên thấy ngứa ngáy, khó chịu, sau đó ở những vùng hở như mặt, mu tay xuất hiện các ban đỏ bỏng rát. Các ban đỏ thường xuất hiện dần dần, chậm rãi (sau khoảng 24 giờ và đạt đỉnh vào khoảng 48-72 giờ). Các ban đỏ có thể ở mi mắt làm mắt không mở được, ở xung quanh miệng làm miệng khó há.

Từ các ban đỏ sẽ hình thành bọng nước, phỏng dộp, dần dần hoại tử Sau một thời gian sẽ khô lại, bong vảy da.

Vị trí tổn thương: Phần lớn xảy ra ở vùng hở (thường là mu tay, cánh tay, mu chân, mặt) hoặc bất kì chỗ nào, nơi tiếp xúc với furocoumarins và vùng phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời.

Hình dáng tổn thương: thường có hình ziczac hoặc thành vệt, thành dải. Đến giai đoạn muộn, sự xuất hiện tăng sắc tố theo hình dạng trên có thể là chứng cứ để chẩn đoán phytophotodermatitis.

Tiến triển: Nếu nhẹ, tổn thương thường ở mặt, khoảng 1 tuần thì khỏi. Nếu nặng, tổn thương có thể gặp ở nhiều nơi như cổ, chi trên, mu bàn tay và phải 2-3 tuần, có khi lâu hơn mới khỏi.  

Nguyên nhân

Loài cây phổ biến nhất gây phytophotodermatitis là họ cây Umbelliferae. Ngoài ra còn các loại thực vật khác là Rutaceae, họ Dâu tằm và Leguninosa.

Các các chất làm tăng nhạy cảm ánh sáng chính được tìm thấy trong các loài thực vật này là furocoumarins bao gồm psoralens và 5-methoxypsoralens (5 MOP), 8-methoxypsoralens (8 MOP), angelicin, bergaptol và xanthotal.

Các loại thực vật tăng nhạy cảm với ánh sáng thường gặp là mùi tây (Cymopteris watsonii), parsnips (Pastinaca sativa), cần tây (Apium graveolens), và/hoặc cà rốt (Daucus carota), chanh, quýt cam Bergamot, rau cải, rau dền, rau cải dầu, rau chân vịt, kinh giới, phòng phong, bạch chỉ, bổ cốt chi...

Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân và mùa hè khi hàm lượng  furocoumarins cao nhất trong các cây cỏ và là thời gian người bệnh bị phơi nhiễm cao nhất với tia cực tím.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng

Chẩn đoán phân biệt: Viêm da tiếp xúc dị ứng; Viêm da tiếp xúc kích ứng; Bệnh bọng nước do thuốc; Herpes simplex; Sứa đốt; Porphiria Cutanee tarda; Bỏng nhiệt.

Điều trị

Bệnh có thể hết nếu loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Bệnh nhân nên tránh các cây cỏ có chứa furocoumarins

Tại chỗ.  Tổn thương cấp tính: đắp bằng gạc ướt, dung dịch nước muối sinh lí 9%0, dung dịch Jarish thuốc làm dịu da và sát khuẩn. Nếu tổn thương nặng và phù nề có thể bôi bằng thuốc có corticoid.

Toàn thân. Kháng histamin nếu nặng corticoid liều 10-20mg. Dùng kem chống nắng tia UV-A giúp ngăn chặn phản ứng phototoxic khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật