Cách phòng tránh tiêu chảy vào dịp Tết, bạn không biết cực phí

Một trong những căn bệnh dễ mắc nhất vào dịp Tết là bệnh tiêu chảy. Sau đây là những kiến thức về cách phòng tránh tiêu chảy vào dịp Tết Nguyên Đán…

Phòng tránh tiêu chảy bằng những cách sau:

Rửa tay thường xuyên và nhất là sau mỗi lần sử dụng các phương tiện công cộng

Trữ thức ăn vừa đủ dùng

Bạn nên mua thức ăn trữ trong tủ lạnh vừa đủ chỉ nên sử dụng trong khoảng 2 ngày 30 Tết và mùng 1 Tết. Việc trữ thức ăn vừa đủ dùng sẽ giúp bạn chế biến ra nhiều món ăn ngon hơn. Việc trữ thức ăn lâu sẽ làm món ăn bị mất chất và bạn có thể bị tiêu chảy nếu để thức ăn quá lâu. Việc trữ 1 lượng thức ăn vừa đủ là cách phòng tránh tiêu chảy tốt trong dịp Tết này.

Không nên ăn giò sống nhiều

Nếu được nhận quà biếu tặng là các loại thịt nguội, chả lụa, giò sống,… quá nhiều thì tốt nhất bạn hãy nên chia sẻ cho người thân trong nhà dùng. Nếu gia đình ít người , mà bạn muốn trữ những thức ăn đó để dùng trong 1 tuần thì nên tăng nhiệt độ tủ lạnh lên và kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh thường xuyên, để tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn….bị hỏng có thể gây ra tiêu chảy.

Không trữ rau cải nhiều

Không trữ rau cải quá nhiều và quá lâu trong tủ lạnh vì như thế sẽ làm mất các Vitamin có trong rau cải và rau cải có thể bị nhiễm khuẩn Đồng thời rau cải dễ bị dập úng, không sử dụng được… gây lãng phí.

Nấu vừa đủ

Trong những ngày Tết bạn không nên nấu quá nhiều chỉ nên nấu vừa phải. Việc bạn nấu quá nhiều và mỗi ngày bạn ăn mang ra kho đi kho lại nhiều lần. Thức ăn dùng quá lâu sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn ăn thức ăn để quá lâu có thể dễ bị bệnh tiêu chảy. Nấu vừa đủ là cách phòng tránh tiêu chảy tốt nhất.

Chế độ ăn cân đối và hợp lý

Và để bảo vệ sức khỏe tốt trong những ngày Tết, bạn cần phải có chế độ ăn cân đối và hợp lý, chế độ ngủ nghỉ đúng giờ,… có thể kết hợp tập thể dục vận động mỗi ngày giúp tiêu hao năng thừa trong cơ thể…

Xử lý khi bị tiêu chảy

Xử trí tiêu chảy cấp do vi khuẩn: Nếu chỉ nôn ít và tiêu chảy dưới 6 lần trong ngày, có thể bù dịch bằng oresol uống chậm từng thìa, ăn những thức ăn nhẹ, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp. Không uống nước có gas vì thức uống này chứa nhiều đường sẽ làm nặng thêm tình trạng mất nước Quan trọng trong điều trị tiêu chảy là bồi phụ muối và nước. Bệnh nhân mất nước nặng hay những bệnh nhân nôn nhiều, không uống được phải đến cơ sở y tế để truyền dịch

Một số thuốc kháng sinh thường được dùng trong tiêu chảy cấp do vi khuẩn là: co-trimoxazol (còn có tên khác là trimazol, biseptol, bactrim).

Xử trí tiêu chảy do virut: tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh rất thường gặp ở trẻ em và cũng có thể xảy ra ở người lớn nhưng thường nhẹ hơn. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân trong dịp Tết . Triệu chứng chủ yếu là nôn và tiêu chảy Nôn xuất hiện trước tiêu chảy 6 - 12 giờ. Thường nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu tiêu chảy, phân lỏng toàn nước, không có máu thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus. Ở thể nhẹ, không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3 - 7 ngày. Việc điều trị bệnh chủ yếu là bù nước và điện giải.

Đối với người bị bệnh nhẹ, có thể điều trị ở nhà. Chú ý uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau nước khoáng không có gas hoặc uống oresol. Cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường. Theo dõi số lần đi ngoài, tính chất phân, các dấu hiệu mất nước. Không dùng thuốc cầm tiêu chảy vì các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây trướng bụng, thủng ruột, tắc ruột… Tránh kiêng khem quá mức như chỉ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến người bệnh bị nặng hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật