Cảnh báo: Trẻ có thể mất mạng vì bố mẹ ủ ấm quá mức

Hầu hết các bố mẹ đều lo sợ trẻ bị lạnh, nhiễm nhiều bệnh nhưng không biết rằng trẻ có thể tử vong vì hội chứng mang tên: Ủ quá nóng bằng chăn.

Mặc quá ấm cho con lại hóa hại con

Mới đây xảy ra 2 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong không vì bất cứ loại bệnh tật gì mà chỉ bởi sự cẩn thận quá mức của bố mẹ. Câu chuyện này khiến nhiều bố mẹ phải giật mình nhìn lại cách ủ ấm cho con khi trời lạnh.

Ngày 9/12 vừa qua, trang báo điện tử Sohu (Trung Quốc) đưa tin về trường hợp của 2 bệnh nhi tử vong đầy đáng tiếc ở khoa nhi bệnh viện Tân Kiều (Trùng Khánh). Theo lời bác sĩ Mông Manh của bệnh viện 2 ngày trước cô tiếp nhận một bé sơ sinh 7 ngày tuổi được người nhà vội vã đưa vào viện khi trời vừa sáng. Nhưng đứa trẻ trong tình trạng sắc mặt đã chuyển màu đen, lợi bé cắn chặt lại và không thể cứu chữa được dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức.

Theo lời kể của bố mẹ đã, tối hôm trước bé hơi khó chịu trong người. Nghĩ con bị lạnh, bố mẹ xoa chân xoa tay rồi mặc thêm quần áo cho bé. Khi bé ngủ, ông bà đặt bé xuống giường và đắp thêm chăn để cháu không bị lạnh. Sáng dậy thì cả nhà hốt hoảng vì thấy bé không khóc tim không đập, đưa vào viện thì đã muộn.

Chỉ ngay hôm sau, một trường hợp tương tự xảy ra với một bé 29 ngày tuổi. Lúc nhập viện thì bé đã ngừng thở. Các bác sĩ tại bệnh viện này nói rằng 2 bé sơ sinh này đã tử vong vì mắc hội chứng ủ quá nóng bằng chăn.

Các bác sĩ khuyến cáo việc bố mẹ ủ quá ấm cho trẻ là không cần thiết

Các bác sĩ khuyến cáo việc bố mẹ ủ quá ấm cho trẻ là không cần thiết

Nếu không mất mạng thì cũng mắc bệnh

Có rất nhiều trường hợp trẻ tử vong mà các nhà khoa học không thể tìm ra nguyên nhân và gọi đó là hội chứng đột tử trẻ sơ sinh Việc ủ ấm trẻ quá mức liên hệ trực tiếp đến hội chứng này. Giống như trường hợp 2 bé sơ sinh kể trên đã tử vong chỉ vì bố mẹ mặc cho quá nhiều quần áo lại đắp thêm chăn.

Một sai lầm của người lớn là thường mang cảm giác của mình để áp đặt lên trẻ nhỏ, nếu cảm thấy lạnh thì nghĩ trẻ cũng lạnh, thấy nóng thì nghĩ trẻ cũng nóng. Tuy nhiên, cần phải biết rằng thân nhiệt của trẻ khác với người lớn, nóng nhanh hơn và lạnh cũng nhanh hơn. Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện nên việc tự điều chỉnh thân nhiệt gặp khó khăn.

Hơn nữa, đặc biệt với trẻ sơ sinh khi không thể bày tỏ thái độ rõ ràng để báo hiệu là đang nóng hay đang lạnh, mà chỉ biết khóc nên người lớn càng khó để tìm hiểu ra nguyên nhân và điều chỉnh. Đáng ngại hơn, hậu quả của việc tăng thân nhiệt quá nhanh lại không biểu hiện ra ngay và chỉ khi vấn đề đã quá nghiêm trọng, khó cứu vãn người lớn mới có thể thấy được. Khi đó việc cứu trẻ trở nên vô cùng khó khăn.

Trẻ nhỏ rất dễ ra mồ hôi nhưng lại được mặc quá nhiều quần áo nên bố mẹ không thấy được trẻ đang nóng. Cơ thể nóng lại đang đổ mồ hôi trong điều kiện bí bách bởi quần áo rất dễ trẻ bị nhiễm lạnhmồ hôi thấm ngược vào cơ thể. Do đó, trẻ rất dễ bị cảm lạnh bị các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi viêm phế quản

Tâm lý của người lớn là thường chọn mua những loại quần áo khoác bằng len, bông có tác dụng giữ ấm tốt hơn. Tuy nhiên, mặc dù 2 loại chất liệu này giúp trẻ ít bị lạnh nhưng nếu giữ ấm quá khiến trẻ toát mồ hôi thì mồ hôi lại khó thoát ra ngoài. Mồ hôi ứ đọng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây các bệnh về da. Thêm vào đó, mặc quá nhiều đồ khiến trẻ không thoải mái cử động, vận động nên thường khó chịu và quấy khóc.

Thương con phải mặc cho đúng

Bác sĩ Mông Manh, bệnh viện Tân Kiều (Trùng Khánh, Trung Quốc) cho rằng người lớn thường sợ trẻ bị lạnh dù ở bất cứ mùa nào nên hay mặc ấm cho trẻ hơn một chút. Tuy nhiên, trẻ lại không dễ bị nhiễm lạnh đến vậy.

Cho trẻ mặc quá nhiều quần áo sẽ làm trẻ có sức chịu lạnh kém đi, giảm sức đề kháng nên trẻ yếu hơn. Nghiêm trọng hơn là có thể khiến trẻ mắc Hội chứng ủ quá nóng. Chứng bệnh cấp tính trong khoa nhi này nếu trẻ gặp phải cần được cấp cứu kịp thời, thời gian tính bằng phút. Nếu bố mẹ thấy trẻ toát nhiều mồ hôi đến mức ướt quần áo, người nóng, sắc mặt hơi xám hoặc trắng bệch, hơi thở không đều thì ngay lập tức phải đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

Điều quan trọng để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra như vậy, bố mẹ cần phải chú ý trong việc giữ ấm cho trẻ. Cho trẻ mặc vừa đủ ấm, không quá nóng hay quá lạnh. Một vài bác sĩ khuyến cáo trẻ nhỏ chỉ cần mặc hơn người lớn 1 lớp quần áo, quan trọng là một số bộ phận như đầu, cổ, bàn chân bàn tay được giữ ấm.

Khi cho trẻ ra ngoài thì cần phải chú ý mặc đủ ấm để không bị nhiễm lạnh

Khi cho trẻ ra ngoài thì cần phải chú ý mặc đủ ấm để không bị nhiễm lạnh

Khi mua quần áo ấm cho trẻ nên lựa chọn chất liệu mềm mại vừa có thể giữ ấm và thấm hút tốt nếu trẻ đổ mồ hôi.Khi trẻ bị ra mồ hôi cần phải lau ngay lập tức để tránh mồ hôi thấm ngược lại cơ thể, đồng thời cởi bớt lớp áo ngoài cho trẻ.

Nên mặc cho trẻ cả quần áo dày và mỏng. Ở trong nhà ấm áp chỉ cần vài chiếc áo mỏng, khi ra ngoài lạnh thì mặc áo dày ấm, khi nóng cũng có thể cởi ngay được áo bên ngoài.

Thời tiết năm nay khá thất thường, mùa đông sẽ ấm hơn và sẽ có những ngày lạnh giá đan xen với ngày nắng. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến thời tiết và thân nhiệt của trẻ để điều chỉnh kịp thời, giúp trẻ khỏe mạnh trong mùa đông.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật