Một số biện pháp giúp dự phòng ở người mỡ máu cao hiệu quả

Trong chế độ ăn, nên cung cấp một lượng cholesterol vừa phải, đủ cho cơ thể phát triển cân bằng mà không gây thừa mỡ.

Bệnh mỡ máu cao có thể bắt đầu từ rất sớm, khoảng 20 tuổi trở lên, diễn biến kéo dài và không có biểu hiện gì rõ ràng, nhưng lại gây hậu quả và biến chứng trầm trọng. Vì vậy, các biện pháp dự phòng là cần thiết để phòng ngừa, nhất là những nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.

Việc phòng ngừa tăng cholesterol phải có tính chất cộng đồng (mọi người cùng phòng ngừa) và cho cả người đã bị rối loạn mỡ máu nhằm ngăn chặn, hạn chế hậu quả của bệnh, phải được bắt đầu ngay từ lúc còn trẻ, cho đến suốt đời và không lúc nào được coi là đã muộn , phải được áp dụng thường xuyên và kết hợp nhiều biện pháp.

Cholesterol được sản xuất ở gan (khoảng 80%) từ các a-xít béo bổ xung từ thực phẩm hoặc từ các khâu chuyển hóa khác và 20% là cung cấp trực tiếp từ những thức ăn có hàm lượng chlesterol cao như: mỡ động vật, thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt lợn), tôm, lòng lợn, lòng bò, óc trứng dầu dừa (là dầu thực vật nhưng lại có nhiều a-xít béo bão hòa). Vì vậy việc không ăn hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol là một biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa bệnh.

Các biện pháp dự phòng người máu mỡ cao:

1. Biện pháp sử dụng truyền thông tuyên truyền là biện pháp hàng đầu nhằm hình thành trong cộng đồng một lối sống có tác dụng hạn chế tăng cholesterol , thông tin hướng đạo uốn nắn những hiểu biết không đúng về rối loạn mỡ máu.

2. Biện pháp kiểm soát chế độ ăn: Trong chế độ ăn nên cung cấp một lượng cholesterol vừa phải, đủ cho cơ thể phát triển cân bằng mà không gây thừa mỡ, hạn chế hoặc không ăn những thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: mỡ động vật, thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt lợn), tôm, lòng lợn, lòng bò, óc trứng dầu dừa sử dụng các thực phẩm ít cholesterol hoa quả rau xanh...

3. Tập thể dục: Vận động thường xuyên sẽ giúp giảm cholesterol, hoạt động thể dục 30 phút mỗi ngày từ 5-7 ngày một tuần sẽ có ích rất nhiều. Nếu đi bộ nhanh, bơi, đạp xe đạp, đặc biệt là đi bộ nhanh 5-7 buổi/tuần, mỗi buổi 40-60 phút, mỗi buổi 20-40 phút có tác dụng tốt đối với việc điều hòa lượng cholesterol máu.

4. Không hút thuốc lá, hạn chế bia, rượu

5. Xét nghiệm thành phần lipid trong máu:

- Xét nghiệm định lượng thành phần lippid trong máu cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu

- Người trên 40 tuổi nên định kỳ 3 năm 1 lần xét nghiệm hàm lượng mỡ trong máu nhằm phát hiện sớm bệnh

- Người bị rối loạn mỡ máu định kỳ 6 tháng 1 lần xét nghiệm kiểm tra, hoặc có thể ngắn hơn tùy theo mức độ rối loạn mỡ trong máu.

6. Điều trị: duy trì nồng độ LDL-c trong máu theo được mục tiêu yêu cầu của điều trị rối loạn mỡ máu

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật