Ngáp quá nhiều - Dấu hiệu của bệnh tim mạch có thể bạn chưa biết

Ngáp là một hành động vô thức. Tuy nhiên, nếu ngáp quá nhiều, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh tật.

Tại sao chúng ta lại ngáp?

Hiện tại, có rất nhiều lý thuyết giải thích về điều này, nhưng theo giới khoa học những phát hiện đó vẫn là chưa đủ. Vì vậy, ngáp vẫn được coi làm một phản xạ bí ẩn và cần được nghiên cứu thêm.  

Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra, chúng ta thường ngáp khi mệt mỏi làm việc quá sức, bị stress; khi có tâm trạng chán nản muốn thoát khỏi tình thế buồn bực mà không cưỡng lại được; khi giấc ngủ kéo đến mà không được ngả lưng.

Ngáp có phản ứng dây truyền

Một cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra ngáp có thể bị lây truyền. Các nhà nghiên cứu mở một clip ngắn về ngáp thì có đến 50% trong số người xem cũng ngáp theo. Phản ứng này thậm chí còn xảy ra cả với động vật.  

Một nghiên cứu khác được thực hiện năm 2005 đã chụp não người khi họ ngáp và nhận thấy một hoạt động não đặc biệt trong vùng liên quan tới sự bắt chước. Cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra, với các em bé dưới 2 tuổi thường vô cảm trước cảnh tượng người lớn ngáp. Lý do là vì sự lây lan ngáp đi ngang qua thuỳ chẩm của não bộ vốn chưa phát triển ở trẻ nhỏ. 

Ngáp cảnh báo về bệnh tật

Ngáp không phải là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng nhưng nếu ngáp quá nhiều thì đó lại là chuyện khác.  

Ở một số người, việc ngáp nhiều có thể là một phản ứng gây ra bởi dây thần kinh phế vị và đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Trong một số trường hợp, ngáp có thể là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề không tốt ở não, tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm gặp.  

Ngáp quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của các chứng như đa xơ, bệnh lou gehrig (bệnh thoái hóa các thần kinh vận động của cột sống), bị nhiễm phóng xạ, bệnh parkinson...

Thai nhi cũng ngáp

Không ai biết lý do tại sao, nhưng việc thai nhi ngáp là điều đã được chứng minh. Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Đại học Durham đã chứng minh ra điều này.  

Công bố trên Tạp chí Plos One, các nhà khoa học Anh nói rằng, công trình nghiên cứu của họ có thể phân biệt rõ ràng giữa ngáp và há miệng của thai nhi dựa vào thời gian miệng mở ra. Họ đã sử dụng một đoạn video 4D để xem xét tất cả những khoảng thời gian thai nhi mở miệng ra.   

Nadja Reissland, khoa Tâm lý trường Đại học Durham, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết, chức năng và tầm quan trọng của việc ngáp ở các thai nhi vẫn chưa được xác định, nhưng đó là dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh thai nhi ngáp không phải vì buồn ngủ mà là dấu hiệu của sự phát triển sớm ở não bộ trong thai kỳ  

Nghiên cứu được tiến hành trên 8 thai nhi nữ và 7 thai nhi nam từ 24 đến 36 tuần thai. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, ngáp bắt đầu giảm từ tuần thứ 28 và không có sự khác biệt đáng kể về tần suất ngáp ở thai nhi nam và thai nhi nữ.

Ngáp kéo dài thường kéo 6 giây

Theo các cuộc nghiên cứu, ngáp thường kéo dài 6 giây. Trong 6 giây này nhịp tim tăng lên đáng kể. Một cuộc nghiên cứu khác được công bố năm 2012 cũng cho thấy, cơ thể trước và sau khi ngáp có những thay đổi về mặt sinh lý  

Ngáp sẽ giúp làm giãn phổi và các mô chung quanh nhằm ngăn chận sự tắc nghẽn của những ống khí nhỏ trong phổi. Điều này giải thích vì sao ngáp thường xảy ra vào thời điểm mà con người có sự hít thở nông, chẳng hạn như khi mệt mỏi hoặc khi vừa mới thức dậy.  

Ngáp cũng sẽ cung cấp cho phổi một hóa chất gọi là surfactant. Đây là một chất lỏng bôi trơn được bao phủ trong những túi khí nhỏ ở phổi, giúp những túi này rộng mở để lấy không khí. Do ngáp cũng làm giãn các cơ, các khớp, làm tăng nhịp tim cho nên ngáp làm tăng sự tỉnh táo.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật