Những dấu hiệu vào ban ngày cho thấy giấc ngủ ban đêm của bạn đang có vấn đề

Nếu giấc ngủ ban đêm của bạn chưa đủ tốt thì ban ngày, bạn sẽ thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và liên quan đến hiệu quả làm việc của chúng ta. Một khi giấc ngủ gặp trục trặc, nó sẽ gửi tín hiệu đến toàn bộ cơ thể và thể hiện ra bên ngoài thông qua những biểu hiện tiêu cực. Nếu thấy ban ngày xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì rất có thể, giấc ngủ ban đêm của bạn đang có vấn đề.

Ngủ gật

Ngủ gật là hệ quả tất yếu nếu ban đêm bạn thường xuyên mất ngủ ngủ muộn hoặc tỉnh giấc lâu giữa chừng. Khi cơ thể của bạn chưa được nghỉ ngơi đủ vào ban đêm mà đã bị 'ép' phải hoạt động liên tục vào ban ngày, nó sẽ nảy sinh phản ứng đình trệ bằng cách ngủ gật.

Bạn hầu như không nhận thức được rằng mình đang ngủ gật và ngủ gật từ lúc nào. Nói cách khác, khi giấc ngủ ban đêm gặp trục trặc, cơ thể sẽ sinh ra cơ chế tự nghỉ ngơi thông qua hiện tượng ngủ gật vào ban ngày.

Thị lực kém

Một giấc ngủ không sâu vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến thị lực của chúng ta vào ban ngày. Khi giấc ngủ có vấn đề, cơ thể sẽ lâm vào tình trạng mệt mỏi hệ thống cơ mắt sẽ hoạt động một cách rời rạc và kém hiệu quả.

Nếu đôi mắt không được thư giãn tốt vào ban đêm, nó sẽ hoạt động yếu hơn vào ban ngày. Đó là lí do tại sao trải qua một đêm mất ngủ bạn sẽ cảm thấy khó tập trung khi nhìn vào một điểm và tầm nhìn của mình mờ dần đi. Đây là tín hiệu cho thấy đôi mắt của bạn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Trí nhớ giảm sút

Giấc ngủ kém vào ban đêm sẽ khiến bạn gặp rắc rối với trí nhớ của mình. Nguyên nhân khiến bạn thỉnh thoảng lâm vào tình trạng 'não cá vàng' là do não chưa được nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm. Ngủ là khoảng thời gian não bộ được phát triển, các tế bào não được thay thế và làm mới, các phân tử độc hại được loại bỏ, từ đó giúp tăng khả năng ghi nhớ và tư duy.

Ngủ muộn khó ngủ mất ngủ là tác nhân chính khiến hệ thống thần kinh não bộ bị rối loạn. Bạn bỗng nhiên quên đi một số việc vừa mới làm, nhầm lẫn việc này với việc kia hoặc khó tập trung ghi nhớ một sự việc vừa mới diễn ra. Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về trí nhớ như trên, hãy ngay lập tức thay đổi thói quen nghỉ ngơi của mình.

Tay chân tê liệt

Trải qua một ngày dài làm việc, cơ bắp của bạn cần một giấc ngủ sâu để có thể được thả lỏng và hồi phục. Do đó, khi bạn mất ngủ, quá trình tự hồi phục và 'refresh' của hệ thống cơ bắp sẽ bị đình trệ. Tay chân của bạn sẽ trở nên mệt mỏi, khó điều khiển theo ý muốn. Mọi cơ bắp trên cơ thể dường như 'kêu gào' đòi đình công.

Do vậy, hiệu quả của các hoạt động thể chất vào ban ngày sẽ bị giảm sút. Chỉ khi bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, cảm giác tê liệt mới có thể mau chóng biến mất.

Thường xuyên khó kiểm soát được cảm xúc

Khi thiếu ngủ tâm trạng của bạn có thể rơi vào trạng thái bất ổn. Đôi khi, bạn sẽ có những phản ứng thái quá trước một sự việc bình thường diễn ra hàng ngày. Bạn trở nên nhạy cảm hơn ngày thường rất nhiều, dễ buồn dễ khóc, dễ nổi nóng vô cớ với mọi người và cáu kỉnh với chính mình.

Thỉnh thoảng, bạn sẽ cảm thấy bứt rứt lo âu khó chịu và muốn giải thoát khỏi công việc đang làm. Bạn nhận thức rõ mình đang có những cảm xúc tiêu cực nhưng lại không thể điều chỉnh tâm trạng trở về trạng thái ổn định.

Sự bất ổn này đôi khi có thể dẫn đến những hành động cực đoan khó lường trước. Do vậy, bạn cần phải ngủ đủ giấc để có một tinh thần tốt nhất vào ngày hôm sau.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật