Bí đỏ - dược liệu chữa bệnh hiệu quả mà bạn nên biết

Từ vỏ, lõi và hạt của bí đỏ đều có công dụng chữa bệnh hiệu quả. Nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thì bí đỏ trở thành loại quả quý trong Đông y.

TPCN bí đỏ (còn gọi là bí ngô cũng thuộc họ bầu bí cucurbitaceae).

Công dụng

Ôn can, dưỡng can, mát huyết, ích tỳ hòa vị, nhuận mật, nhuận tràng, định tâm, an thần, dễ ngủ, sáng mắt, chữa được bệnh đau đầu mãn tính do thiểu năng tuần hoàn não

Giải độc ở huyết phận và trong can tỳ, chống được say nắng cảm nắng (ăn sống hoặc giã vắt lấy nước cốt cho uống).

Đỡ và khỏi trĩ nội Ăn lâu phòng được ung thư thực quản dạ dày ganđại tràng

Tiêu giảm được u xơ dạ con (nữ) và u xơ tiền liệt tuyến (nam).

Vỏ quả dùng tươi hoặc khô là vị thuốc tốt để hạ sốt do cảm mạo và chữa được bệnh viêm nhiễm vùng bụng như viêm gan viêm mật, viêm loát dạ dày tá tràng.

Hạt quả để ăn vui ngày tết nhưng trước đây vẫn được nhân dân đem chữa giun sán. 

Cách dùng và liều TPCN

Người lớn: ngày 200-300gr, gọt vỏ, bỏ ruột luộc chín, ăn 2 lần/ ngày lúc sáng sớm và tối muộn, ăn lẫn với cơm tác dụng nhẹ thành thực phẩm thường.

Liệu trình 5-7 ngày 5-10 liệu trình/ năm.

Để phòng ung thư hoặc u xơ dạ con, u xơ tiền liệt tuyến.

Người lớn ngày 300-400gr, để cả vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ, nấu nát nhừ với 600ml nước cạn còn 100-120ml.

Nghiền nát nhừ như cháo đặc vớt bỏ phần vỏ cứng, ăn phần còn lại, ăn một lần lúc sáng sớm hoặc tối muộn. Khi ăn có thể pha 1 thìa con đường.

Liệu trình 10-15 ngày x 5-10 liệu trình/ năm.

Chú ý: Người bụng yếu khi dùng phải theo dõi, nếu thấy bị sôi bụng nhiều hoặc đi ngoài lỏng thì nên giảm thiểu liệu trình. Người thận yếu, hay tiểu đêm trẻ em hay đái dầm thì dùng ít.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật