Loại rau ÍT THUỐC SÂU NHẤT, mẹ cứ mua về cho cả nhà ăn thoải mái không phải lo gì nữa!

Nhiều mẹ kêu ca về vấn đề thực phẩm bẩn quá. Đặc biệt rất nhiều mẹ kêu rằng bây giờ tìm mua được bó rau không phun thuốc sâu rất khó.

Em có 1 lời khuyên cho các mẹ đó là nên chọn thực phẩm mùa nào thức nấy. Đặc biệt, các bà nội trợ nên chọn những loại rau sau cho bữa cơm gia đình vì đây là những loại rau đã được kiểm chứng sạch sẽ và ít phun thuốc nhất.

1. Rau dền cơm

Rau dền cơm có bộ rễ khỏe, ăn sâu nên khả năng chịu hạn, chịu nước tốt, sức nảy mầm cao, rau thường mọc nhiều ở vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Rau dền cơm cũng là một trong số những loại rau được những người nông dân đánh giá là hiếm khi phải sử dụng đến hóa chất diệt sâu bọ. Các mẹ nên bổ sung loại rau này vào bữa cơm gia đình thật nhiều vì nó vừa an toàn lại vừa tốt cho sức khỏe

2. Rau mồng tơi, rau đay

Nằm trong danh sách rau dễ trồng và ít bị “ngậm” hóa chất không thể không kể tới rau mồng tơi Rau mồng tơi là loại rau khá phổ biến trong bữa ăn gia đình, nhất là vào mùa hè.

Trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.

Rau mồng tơi có thể trồng thành luống ở vườn sẽ cho thân cây mập, lá to. Nếu diện tích đất hẹp cây vẫn phát triển nhưng thân và lá sẽ nhỏ hơn.

Rau mồng tơi rất sạch sẽ và an toàn (Hình minh họa)

Rau mồng tơi rất sạch sẽ và an toàn (Hình minh họa)

Cùng với rau mồng tơi là rau đay. Rau đay không phải món khoái khẩu của sâu bọ nên cũng không bị ngậm hóa chất diệt sâu bọ của người trồng rau.

3. Bầu, bí, mướp

Quả bí xanh bí đỏ mướp, bầu tương đối đảm bảo vì các loại cây này vốn không nhiều sâu. Nếu có phun thuốc thì lượng nhiễm vào rau quả ít hơn so với loại rau khác do đặc tính có quá trình hình thành dài ngày. Các loại quả này thường để được lâu sau hái nên lượng thuốc (nếu có) cũng dần mất đi.

4. Cải thảo, cải tây

Cải thảo là loại rau theo mùa, trong giai đoạn cải thảo còn là cây con, người ta cần sử dụng thuốc diệt côn trùng, sâu bướm. Thời điểm này cách thời điểm cải thảo được thu hoạch và đưa ra thị trường một thời gian khá dài, cũng có nghĩa là khi chúng ta mua về ăn, “dấu vết” của thuốc trừ sâu, diệt côn trùng còn lưu lại rất ít.

5. Rau lang

Trước đây rau lang được coi là thứ rau của người nghèo vì người trồng thường cắt mang về nấu cám lợn. Nhưng vài năm trở lại đây, rau lang đã và đang trở thành một thứ rau khá phổ biến. Do đó, thay vì trồng lấy củ hoặc để ngọn thật dài thì rau lang được trồng thành rau ăn lá.

Rau lang trồng rất dễ, chỉ cần trồng cành dưới đất ẩm. Không những thế rau lang còn ra nhiều nhánh, rễ nên chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch dài ngày.

Công sức để chăm sóc rau lang thường không nhiều và rau lang cũng rất ít sâu bọ nên người trồng không phải bận tâm quá nhiều vào việc dùng thuốc trừ sâu.

6. Một số loại rau gia vị

Các loại rau gia vị như: rau mùi, thìa là, hẹ… cũng là loại rau dễ trồng và ít bị phun hóa chất để kích thích và diệt sâu bọ. Đặc tính một số loại rau gia vị là thường có mùi thơm khác lạ, hoặc tinh dầu trở thành chất “kị” tự nhiên đối với sâu bọ.

* Một số lời khuyên để chọn rau sạch:

- Các mẹ nên chọn mua rau đúng vụ, như thế các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản được sử dụng ít hơn.

- Sau khi mua rau về, có thể ngâm trong nước sạch từ 10-60 phút rồi mới bắt đầu rửa rau, như vậy có thể “khử” đi 10-60% lượng thuốc trừ sâu còn lại trên rau.

- Ngoài ra cũng có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước gạo để trung hòa tính độc tố có trong thuốc trừ sâu Đối với các loại quả như cà tím ớt xanh và đặc biệt là hoa ăn ăn trực tiếp, cần ngâm kỹ rồi mới rửa, gọt vỏ hoa quả khi ăn.

- Để rau dưới ánh nắng mặt trời khoảng 5 phút cũng là một cách để làm giảm đi lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trong rau.

- Đối với một số loại rau chịu được nhiệt như súp lơ, các loại đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch, cần chần qua nước nóng để lượng thuốc trừ sâu trong đó thuyên giảm bớt, sau đó mới nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được khoảng 90% lượng thuốc trừ sâu có trong đó.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật