Những người không nên ăn rau mồng tơi là những ai?

Rau mồng tơi là loại rau phổ biến được dùng để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, rau còn được biết đến là phương thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, tốt như thế nhưng với một số người mắc những bệnh, vấn đề dưới đây thì tuyệt đối không nên ăn rau mồng tơi để tránh nguy hiểm.

Những người không nên ăn rau mồng tơi

Theo Đông y rau mồng tơi có tính hàn vị chua tán nhiệt mất máu lợi tiểu giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả... rất thích hợp trong mùa nóng. Trong rau mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì... Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể ăn rau mồng tơi một cách thoải mái.

1. Người đang bị tiêu chảy

Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng chính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.

Người bệnh tiêu chảy thuộc đối tượng những người không nên ăn rau mồng tơi

Người bệnh tiêu chảy thuộc đối tượng những người không nên ăn rau mồng tơi

2. Những người bị sỏi thận tuyệt đối không ăn mồng tơi

Đối với người bị sỏi thận nên tránh ăn rau mồng tơi vì mồng tơi chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric Hàm lượng acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau mồng tơi

+ Nước cốt từ rau mồng tơi có thể làm mau lành vết bỏng hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp Dùng mồng tơi giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng sẽ mau lành.

+ Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi chữa chảy máu mũi do huyết nhiệt (dân gian thường gọi là chảy máu cam).

+ Dùng khoảng 100 gam mồng tơi sắc nước uống trong ngày thay trà chữa tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ giọt hiệu quả.

Bên cạnh đó rau mồng tơi có thể chữa tiểu tiện không thông, đái rắt

Bên cạnh đó rau mồng tơi có thể chữa tiểu tiện không thông, đái rắt

 

+ Phụ nữ sau khi sinh ít sữa ăn rau mồng tơi sẽ có nhiều sữa hơn. 

+ Bạn cũng có thể sử dụng mồng tơi trộn với đường phèn giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ giúp cầm máu vết thương mau lành.

Như vậy, có thể thấy rằng với những người có vấn đề về tiêu chảy sỏi thận thì không nên ăn rau mồng tơi. Nếu ăn vào bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật